Chào các mẹ có bé từ 0 – 6 tuổi, ở độ tuổi này trẻ em trải qua 6 giai đoạn nhạy cảm quan trọng, được Maria Montessori và nhiều chuyên gia giáo dục sớm chỉ ra như sau:
Mục lục
- Giai đoạn 1 (Từ 0 – 4 tuổi): Giai đoạn nhận thức các giác quan.
- Giai đoạn 2 (Từ 0 – 6 tuổi): Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Giai đoạn 3 (Từ 0 – 3 tuổi): Giai đoạn nhạy cảm về sự trật tự.
- Giai đoạn 4 (Từ 2 – 6 tuổi): Giai đoạn đặt sự chú ý vào chi tiết.
- Giai đoạn 5 (Từ 3 – 6 tuổi): Giai đoạn tăng trưởng kỹ năng hoạt động.
- Giai đoạn 6 (3,5 – 6 tuổi): Giai đoạn nhạy cảm với chữ viết và đọc hiểu.
Giai đoạn 1 (Từ 0 – 4 tuổi): Giai đoạn nhận thức các giác quan.
- Trong giai đoạn này, trẻ có khuynh hướng vận dụng tất cả các giác quan để kích thích và mở rộng khả năng phát triển. Do đó, các mẹ cứ để con tự do cầm nắm, sờ, ngửi đủ thứ xung quanh bé. Vì đó là cách mà trẻ dùng để phân biệt và nhận biết mọi thứ xung quanh mình.
- Nếu bé có lỡ cho vài miệng để nếm thì cũng là do bé dùng giác quan để nhận biết đó các mẹ. Cái quan trọng là các mẹ nhớ chú ý đừng để bé nuốt phải hóc dị vật vào miệng nhé.
Giai đoạn 2 (Từ 0 – 6 tuổi): Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Maria Montessori chỉ ra rằng, trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh có thể phân biệt được các âm thanh khác nhau từ giọng nói của người lớn, thậm chí trẻ con để ý và phân được được những chuyển động của cơ miệng người lớn khi nói chuyện. Chính vì vậy nên trẻ có thể bắt chước được một cách dễ giàng. Điều đó đánh dấu khả năng học tập ngôn ngữ của bé một cách kỳ diệu hơn người lớn rất nhiều.
- Cu Bin nhà mình là một ví dụ điển hình nhất, khi bé được 16 tháng tuổi, con bé nhà hàng xóm gặp vợ mình đang dắt theo cu Bin đi ngoài hành lang, thế là bé nói “chào cô”vì vợ mình cũng là cô giáo dạy tiển học. Sau đó thằng Bin nhà mình cũng bắt chước và nói chào cô một cách rất rõ ràng, mặc dù trước đó cha mẹ chưa tập cho cháu nói chào cô bao giờ.
- Chính vì vậy, người lớn chúng ta phải tạo ra một môi trường xung quanh trẻ thật lành mạnh và tích cực để ngôn ngữ của bé được phát triển một cách tốt nhất. Người lớn cần tránh nói ngọng, văng tục, chửi thề trước mặt trẻ, cái này để trẻ tiếp xúc hằng ngày là nguy đó các mẹ à.
- Có thể nói giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ xuất hiện khá sớm, khi trẻ chú ý đến hình miệng và ngôn ngữ phát ra của người lớn thì khả năngngôn ngữ của bé bắt đâu bộc lộ. Nên trong giai đoạn này, các mẹ có thể đọc sách, kể chuyện cho bé nghe, đặt câu hỏi với bé, để tăng khả năng diễn đạt cho trẻ sau này.
- Từ 0 – 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu nói ê, a rồi đến ba, baba…kể từ lúc đấy, năng lực diễn đạt ngôn ngữ của bé bắt đầu được hình thành và phát triển từng ngày.
Ví dụ: Khi chúng ta nói với trẻ “ mẹ về nhà để nấu cháo cho con ăn” thì trẻ nhận thức được và hiểu là “về nhà”. Hoặc khi các mẹ nói với trẻ “ con thấy các cánh diều đang bay có đẹp không” thì ngay lập tức trẻ hiểu rằng “diều đẹp”. Có thể nói trong giai đoạn này, trẻ có xu hướng rút gọn câu nói, nắm bắt các từ khóa và trọng tâm trong một câu nói dài của người lớn.
- Phát hiện của Montessori: Tuổi lên 3 viết định cả cuộc đời đứa trẻ, khi được 3 tuổi, cấu trúc não bộ của trẻ hầu như được thiết lập hoàn toàn, quá trình thiết lập này không thể đảo ngược. Không thể xóa đi rồi lại cài lại như chiếc laptop nhà bạn được.
- Trong giai đoạn từ 0 – 8 tháng: Trẻ cần có cảm giác an toàn, vì vậy người mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh bé. Từ 18 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu giao tiếp với môi trường xung quanh và có những ấn tượng nhất định, vì vậy các mẹ nên tạo và chọn một môi trường tốt cho bé vui chơi và thích thú. Đây là cơ sở để giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sau này, vì trí tưởng tượng nó quan trọng hơn tri thức các mẹ à.
Lời khuyên của Montessori: Giáo dục nên tuân theo quy luật tự nhiên, đồng thời phải tuân theo sự phát triển của sinh mệnh. Vì vậy, cha mẹ nên đưa ra sự trợ giúp phù hợp với trẻ, căn cứ vào nhu cầu khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.
Giai đoạn 3 (Từ 0 – 3 tuổi): Giai đoạn nhạy cảm về sự trật tự.
- Giai đoạn này được gọi là giai đoạn của tổ chức. Trẻ cần có cảm giác an toàn, trong giai đoạn này trẻ tập trung vào việc hình thành các thói quen và khuôn mẫu trong môi trường xung quanh trẻ.
- Cũng buồn cười lắm các mẹ à, có lần gia đình ngồi ăn cơm. Bé cũng ngồi vào bàn ăn với cha mẹ, cơm và thức ăn của bé được cho vào khay theo thứ tự, nhưng vì cục thịt hơi lớn nên mình dùng thìa sắn ra cho nhỏ để bé dễ ăn hơn. Thế là nó khóc và thét lên, mình lập tức trả về vị trí ban đầu thì bé mới chịu và hết khóc.D))
- Bài học rút ra là các mẹ có thể luyên tập cho bé, tạo thói quen gọn gàng, ngăn nấp thì nên luyện tập tư giai đoạn này nhé, và nhớ đừng can thiệp một cách “thô bạo” như mình trước đây, hãy để trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ.
- Cha mẹ cũng nên chú ý: khi thấy môi trường quen thuộc xung quanh mình bị thay đổi, trẻ cảm thấy lạ lẫm, sợ hãi và khó hòa nhập, nên khi thay đổi môi trường phải thay đổi một cách từ từ và có trật tự để bé thích nghi dần.
Giai đoạn 4 (Từ 2 – 6 tuổi): Giai đoạn đặt sự chú ý vào chi tiết.
- Trong giai đoạn này, trẻ đặt sự chú ý vào chi tiết, phát triển khả năng tập trung vào một sự vật hiện tượng nhất định. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng với trẻ sau này.
- Nếu quan sát, các mẹ sẽ thấy rằng, khi trẻ đang chơi một món đồ chơi nào đó, thì trẻ rất là tập trung vào nó, nếu các mẹ lấy món đó khi bé đang chơi và thay vào một thứ đồ chơi khác thì bé chắc chắn sẽ không chịu và khóc ngay. Nhưng nếu các mẹ cứ để cho trẻ chơi cái mà nó thích, khi chơi đã rồi, trẻ sẽ chán và chuyển sự chú ý qua món đồ chơi khác thôi à.
- Trong giai đoạn này, trẻ em có một góc nhìn hoàn toàn khác với người lớn. Khi người lớn nhìn thấy một cánh đồng cỏ, thì trẻ lại nhìn vào các lá cây hay nhưng cánh chim đang bay trên bầu trời. Khi người lớn nhìn vào bộ quần áo thì trẻ nhỏ lại nhìn vào các túi áo, cúc áo. Vì vậy các bậc cha mẹ có thể tập cho con tính tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo ở gia đoạn này nhé.
Giai đoạn 5 (Từ 3 – 6 tuổi): Giai đoạn tăng trưởng kỹ năng hoạt động.
- Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu luyện tập khả năng kiểm soát các hoạt động của cơ thể, sự phát triển đó một cách tự nhiên. Do đó trẻ sẽ lập đi lập lại một hoạt động nào đó cho đến khi thành thạo thì mới dừng lại. Có rất nhiều mẹ phạm sai lầm, khi thấy trẻ làm đi làm lại một hoạt động thì can thiệt, không cho trẻ làm nữa.
- Maria Montessori cho rằng đó là sự “can thiệp một cách thô bạo” vào “sự phát triển tự nhiên” của trẻ, nói đến đây các bậc cha mẹ đã hiểu rõ hơn về các giai đoạn nhạy cảm của trẻ từ 0 – 6 tuổi phải không nào.:3
- Các mẹ cần tôn trọng các hoạt động tự phát của trẻ, khi quan sát thấy trẻ đam mê và thích chơi những hoạt động nào, thì bố mẹ nên tìm cách để trẻ thực hiện nó một cách dễ dàng hơn chứ không nên ngăn cản hay cấm đoán. Như vậy các mẹ trở thành một người giáo viên xuất sắc trong mắt trẻ rồi đấy. Chỉ cần các mẹ đưa ra sự giúp đỡ khi trẻ cần đến là được rồi các mẹ nhé.
- Khi tham gia và hứng thú với một trò chơi nào đó, thì ngay lập tức: Cơ bắp, cơ quan cảm giác và não bộ của trẻ được kết hợp vận động cùng lúc, điều này rất tốt đến sự phát triền não bộ của trẻ một cách toàn diện sau này.
Ví dụ: Khi trẻ chơi các đồ chơi do mẹ mua, hoặc kéo đi kéo lại cái ngăn tủ, lặp đi lặp lại quá trình đó nhiều lần. Đa số các mẹ thấy trẻ làm vậy nhiều lần thì ngay lập tức can thiệp, không cho bé làm nữa. Nhưng theo các mẹ thì trẻ có chịu vâng lời và dừng lại không? Câu trả lời là hầu như là không, trẻ sẽ lại tiếp tục cho tới khi nào thành thạo mới thôi. Tại sao lại vậy?
Quan sát của Montessori chỉ ra rằng: Chính quá trình lặp đi lại lại một động tác của trẻ cho tới khi nào hoàn thiện góp phần tạo nên cấu trúc bền vững cho não bộ trẻ sau này. Sự vận động này là cần thiết và cực kỳ quan trọng với trẻ, nên từ nay các mẹ đừng ngăn cản bé nữa nhe.
- Từ 3 – 6 tuổi: trẻ bắt đầu giao lưu kết bạn, tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì vậy trong giai đoạn này các bậc cha mẹ cần phải luyện tập các lễ nghĩa và chào hỏi cho bé cũng như các phép lịch sự trong sinh hoạt chung với cộng đồng.
Giai đoạn 6 (3,5 – 6 tuổi): Giai đoạn nhạy cảm với chữ viết và đọc hiểu.
- Hơn 3 tuổi, trẻ sẽ đột nhiên cảm giác hứng thú với việc cầm bút “bôi vẽ” lên giấy, lên bàn. Mặc dù trẻ vẫn chưa thật sự vẽ được, thậm chí chúng còn chưa biết cầm bút chính xác. Nhưng thay vì cấm đoán thì các mẹ nên cố gắng đáp ứng mong muốn và sở thích của trẻ nhé.
- So với khả năng cảm giác, khả năng vân động, khả năng về ngôn ngữ thì khả năng viết và đọc hiểu đến muộn hơn, lúc này mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách về giáo dục phù hợp để cho trẻ tập viết, tập đọc và rèn luyện nhe các mẹ. Việc này sẽ góp phần rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ sau này.
Trẻ em là thế hệ mầm non, là tương lai của đất nước và trên hết là của gia đình, để hiểu rõ hơn tâm sinh lý của trẻ trong từng giai đoạn, giải pháp để giáo dục trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn, thành công hơn, hãy đến với khóa học giáo dục sớm và các khóa học cho trẻ từ 0 – 6 tuổi của Kyna for Kids Cẩm nang nuôi dạy con toàn diện tại đây nhé=))
Đánh giá bài viết
- 5.0
- 4.0
- 3.0
[…] XEM THÊM: 6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ từ 0 – 6 tuổi. […]