KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM MONTESSORI
Giáo Dục Sớm NUÔI DẠY CON

KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM MONTESSORI

Tiểu sử về Maria Montessori, lịch sử phát triển của phương pháp giáo dục sớm Montessori

Tiểu sử bà Maria Montessori

TS. Maria Montessori sinh ngày 31/08/1870 tại một thị trấn nhỏ ở Chiaravalle nước Ý.

Bà là nhà giáo dục, bác sĩ người Ý. Năm 26 tuổi sau khi tốt nghiệp Đại học Roma, bà được giữ lại làm Bác sĩ chuyên khoa lâm sàng tại viện tâm thần của trường và trở thành nữ Bác sĩ đầu tiên trong lịch sử nước Ý.

Sau đó bà tiếp tục học về giáo dục học, tâm lý học và miệt mài nghiên cứu về phương pháp giáo dục sớm Montessori dành cho trẻ chậm phát tiển.

Vào năm 1907 bà thu được nhiều thành quả tích cực và phương pháp của bà ra đời từ lúc đó.

Năm 1929 bà trở thành Hiệu trưởng một trường dạy các trẻ chậm phát triển tại Tp.Roma nước Ý. Tại đây, bà đã áp dụng phương pháp giáo dục của mình và thu được nhiều thành công.

Sự thành công trong phương pháp giáo dục của bà đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho nên giáo dục thế giới, đặc biệt là giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non từ 0 – 6 tuổi.

Maria Montessori là một nhà giáo dục vĩ đại, để ghi nhận sự đóng góp to lớn của bà dành cho ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Bà được ba lần đề cử giải Nobel hòa bình dành cho ngành giáo dục vì sự cống hiến của bà.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là gì? Lịch sử hình thành và phát triển phương pháp giáo dục sớm Montessori

phương pháp giáo dục sớm Montessori
Trường Edward_Harden_Mansion_Sleepy_Hollow

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm của nữ Bác sĩ, nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori.

Đây là phương pháp với nhiều tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.

Maria Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình vào năm 1897, sau khi tham sự khóa học giáo dục tại trường Đại học Roma và những nghiên cứu về giáo dục hai năm sau đó.

Năm 1907, bà mở lớp học đầu tiên của  mình mang tên Casa dei Bambini, hay còn gọi là Children’s House (Ngôi nhà trẻ thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma.

Ngay từ đầu, bà đã bắt đầu thực hiện phương pháp giáo dục của mình thông qua việc quan sát những trải nghiệm của trẻ, cách trẻ phản ứng với môi trường xung quanh, với các học cụ Montessori và các bài học được thiết kế dành riêng cho trẻ.

Trong giai đoạn này, bà đã quan sát và nhận thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và học liệu Montessori được thiết kế trợ giúp sự cảm nhận các giác quan của trẻ.

TS. Maria Montessori tiếp tục phát triển các bộ giáo cụ Montessori riêng biệt, hướng đến sự chuyên biệt và đa dạng để phù hợp với đặc tính riêng biệt của trẻ.

Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo khả năng riêng của mình với thời gian riêng biệt. Vì vậy, việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori sau đó được phát triển, mở rộng ra trên toàn nước Mỹ năm 1911 và được biết đến rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin, đặc biệt là việc xuất bản thành sách.

Tuy nhiên, do sự mâu thuẫn giữa Montessori và một số nhà giáo dục Mỹ khác thời bấy giờ. Đặc biệt là sau khi cuốn sách “The Montessori System Examined” tạm dịch là “Khảo sát hệ thống giáo dục Montessori” do một nhà giáo dục học nổi tiếng William Heard Kilpatrick phát hành vào năm 1914,  làm cho phương pháp Montessori của bà bị lu mờ đi.

Nó chỉ thật sự trở lại, thâm nhập vào nước Mỹ vào năm 1960 và được áp dụng tại hàng nghìn trường học mầm non tại quốc gia này.

Bà Maria Montessori tiếp tục công việc giảng dạy của mình trong suốt quãng đời còn lại. Bà nghiên cứa và phát triền toàn diện và trình hình thành, phát triển tâm lý của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tuổi.

Bà đã xây dựng phương pháp giáo dục dành cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi.

Chương trình Montessori dành cho trẻ từ 12 – 18 tuổi cũng được bà nghiên cứu và lên chương trình, tuy nhiên nó không được phát triển và thời của bà.

Ngày nay, phương pháp giáo dục sớm Montessori đã được ghi nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có trên 110 quốc gia áp dụng với hơn 25000 trường học. Ngoài ra, có rất nhiều bậc cha mẹ cũng áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori tại nhà theo đúng các nguyên tắc của Montessori và thu được nhiều thành công.

Tại Mỹ có hơn 6000 trường học được đào tạo theo phương pháp Montessori, tại Nhật có hơn 4000 ngàn trường mầm non Montessori, tại Trung Quốc có hơn 7000 ngàn trường học Montessori, tại Anh có hơn 800 trường học,…..

Tại Việt Nam, phương pháp giáo dục Montessori ới được biết đến và thật sự áp dụng trong vài năm trở lại đây, và được sự đón nhận đông đảo từ nhiều bậc cha mẹ.

Triết lý giáo dục sớm Montessori, đặc trưng cơ bản của phương pháp giáo dục sớm Montessori

Triết lý giáo dục Montessori là gì?

Triết lý giáo dục của phương pháp Montessori là tôn trọng SỰ TỰ DOSỨC SÁNG TẠO của con người.

Trên cơ sở đó, Montessori cho rằng giáo dục trẻ là  giúp các em phát triển theo đúng tính cách riêng của mình, có tư duy sáng tạo, phản biện, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển con người,  là động lực chính cho sự thay đổi và phát triển,tiến bộ của xã hội và loài người.

Những đặc trưng cơ bản của phương pháp Montessori

Theo tổ chức AMI (Hiệp hội Montessori quốc tế) và AMS (Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ) đã nêu ra năm đặc trưng cơ bản của phương pháp Montessori như sau:

phương pháp giáo dục sớm Montessori

  • Lớp học Montessori ghép các nhóm lứa tuổi lại với nhau.

Thông thường một lớp học Montessori sẽ có các trẻ ở nhiều độ tuổi ghép lại với nhau. Với mô hình này, các bé lớn có thể giúp đỡ và hướng dẫn các em nhỏ tuổi hơn mình.

Đồng thời các trẻ nhỏ tuổi hơn cũng sớm được làm quen với môi trường học tập mầm non.

Thông qua đó, trẻ lớn hơn được rèn luyện tính hòa đồng và giúp đỡ người khác, các trẻ nhỏ tuooit hơn thì trở nên linh hoạt hơn, chúng chủ động hơn trong việc thực hành các trò chơi và kỹ năng sống.

  • Trẻ tự lựa chọn các hoạt động cho mình (Với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch và sắp xếp trước).

Khi được tự do lựa chọn các hoạt động trong khuôn khổ cho phép, trẻ sẽ chọn cách mà trẻ thích làm nhất.

Từ đó giáo viên và các bậc cha mẹ có thể quan sát và nhìn thấy được những ưu điểm và thế mạnh của trẻ.

Sự chủ động sẽ giúp trẻ trở nên hoạt bát và sáng tạo hơn.

  • Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình làm việc.

Mục tiêu của phương pháp Montessori là dạy cho trẻ biết tập trung. Đây là một kỹ năng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến việc học và cuộc sống của trẻ sau này, nhưng lại bị bỏ quên bởi phương pháp giáo dục truyền thống.

Một bài học trong phương pháp Montessori, giáo viên không được phép tự ý ngắt quãng sự tập trung của trẻ khi phải chuyển sang bài học mới, mà chưa hoàn thành bài cũ.

Mách nhỏ cho các mẹ,

Khi trẻ ở nhà, các bố mẹ cũng không nên ngắt quãng con khi con đang tập trung làm một việc gì đó. Hãy để con tự làm và tìm cách giải quyết vấn đề mà trẻ gặp phải, dần dần trẻ sẽ quen và làm tốt việc đó. hãy xem đó là những bài học và thử thách dành cho trẻ.

  • Nghe sẽ quên, nhìn sẽ nhớ, làm sẽ hiểu.

Khi bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với một điều mới, nếu chỉ đơn giản là nói cho trẻ hiểu thì đó là một sai lầm.

Bởi lẽ, trẻ sẽ quên ngay lập tức những gì mà bạn đã nói với trẻ ngay trước đó, kiến thức đọng lại trong trí não của trẻ là bằng không.

Ở độ tuổi này, trẻ rất hiếu động và mau quên. Bố mẹ có thể vừa nhắc trẻ một vấn đề nào đó thì một lúc sau trẻ có thể quên sạch.

Khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori, trẻ sẽ tiếp cận kiến thức thông qua thực hành trực tiếp để trẻ được hiểu và trải nghiệm vấn đề một cách cặn kẽ nhất.

Ở các trường mầm non Montessori,  trẻ sẽ được thực hành thông qua các giáo cụ Montessori do chính bà Maria Montesori thiết kế. Phụ huynh có thể tự làm cho trẻ ở nhà hoặc mua cho trẻ thực hành tại nhà.

  • Học mà chơi, chơi mà học

Khi học theo phương pháp Montessori, trẻ sẽ thu nhận kiến thức thông qua các hoạt động vui chơi của mình. Những hocatj động này được thực hiện trên các bộ học liệu Montessori đạt chuẩn quốc tế hoặc do chính giáo viên tự thiết kế riêng biệt dành riêng cho trẻ.

Thông qua các học liệu Montessori, trẻ có thể học cách nhận biết các hình, các chữ, các con vật và màu sắc khác nhau.

Mục tiêu của phương pháp giáo dục Montessori

Có rất nhiều mục tiêu khác nhau trong việc giáo dục con cái từ 0 – 12 tuổi. Sau đây mình xin liệt kê ra 6 mục tiêu chính mà phương pháp giáo dục sớm Montessori hướng đến.

  • Tính tự lập

Tự lập là một đặc tính quan trọng cần được trang bị cho trẻ, nhất là trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Khi mà mọi trẻ sinh ra được sự quan tâm và đùm bọc của người lớn.

Nhưng không phải lúc nào ta cũng che chở và bao bọc trẻ, làm như vậy trẻ sẽ ỷ lại vầ trở nên phụ thuộc vào nguời khác. Chính vì vậy, dù thương con tới đâu, thì cha mẹ cũng nên vận động trong khả năng của mình và luyện tập tính tự lập cho trẻ càng sớm càng tốt các mẹ nhé 😆

Ví dụ: Các bậc cha mẹ nên để trẻ tự đi, tự cầm ly uống nước, tự chạy nhảy, tự tưới cây, quét nhà, tự dùng thìa xúc thức ăn. Nếu chúng ta cứ bế ẫm nhiều thì vô hình chung các mẹ lại tước đi cơ hội được rèn luyện các kỹ năng của trẻ.

Dần dần trẻ sẽ trở  nên thành thạo các kỹ năng đó, và chúng sẽ tự làm những gì chúng thích mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa.

Thật là tốt phải không các mẹ:3

Phương pháp giáo dục sớm Montessori khuyến khích bố mẹ để cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt.

  • Khả năng tập trung

Trẻ em ngày nay gặp phải vấn đề lớn về khả năng tập trung, vấn đề này còn biểu hiện ở những lứa tuổi lớn hơn. Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, trẻ thường dồn sự chú ý vào chiếc Tivi, Ipad….

Về lâu dài thật là không tốt cho trẻ về cả thị lực lẫn sự phát triển trí não. Thay vào đó các mẹ nên cho trẻ tham gia các trò chơi vật lý, để trẻ động não sẽ tốt hơn.

Khi trẻ tự mình khám phá một trò chơi nào đó, thì bố mẹ không được phép ngắt quãng và can thiêp. Khi nào trẻ cả thấy chán món đồ chơi đó thì trẻ tự chuyển sang trò chơi khác liền thôi.

Việc này sẽ góp phần luyện tập khả năng tập trung của trẻ.

  • Tính quy củ, ngăn nắp

Nếu trẻ có phòng riêng, thì bố mẹ làm thật nhiều ngăn và tủ nhỏ.

Để trẻ cất đồ chơi, quần áo và các vật dụng một cách ngăn nấp có trật tự vào các ngăn đó. Tập cho trẻ dọn dẹp và cất đồ chơi sau khi chơi xong.

  • Gần với thiên nhiên

Montessori khuyến khích bố mẹ cho trẻ được gần gũi với thiên nhiên. Chẳng hạn như cho trẻ tưới cây, ngắm hoa lá, tìm hiểu về tự nhiên và thế giới quanh ta..v.v

Đối với đồ chơi thì nên chọn những chất liệu tự nhiên như gỗ, hạn chế đồ nhựa và sản phẩm dùng pin, vì chúng làm cho trẻ ít động não.

  • Tự do trong khuôn khổ

Tự do không có nghĩa là trẻ được làm bất cứ những gì chúng muốn. Theo quan điểm của Montessori thì tự do được hiểu là trẻ được phép lựa chọn cái mà chúng muốn làm trong một số thứ mà bố mẹ và thầy cô đã chon và chuẩn bị sẵn.

Khi đó trẻ cảm thấy được thoải mái mà không bị ép buộc.

  • Tính thẫm mỹ và đơn giản

Trong cách thiết kế phòng ốc và đồ dùng cho trẻ. Montessori hướng đến cái đẹp và thẫm mỹ một cách đơn giản.

Ví dụ như: Bàn học của trẻ có một bình hoa nhỏ, với loại hoa mà trẻ thích. Hay như phòng học trẻ có treo vài bức tranh có độ tương phản cao.

Các nguyên tắc chung của phương pháp giáo dục sớm Montessori

Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Môi trường học tập Montessori ngoài trời

Nguyên tắc 1: Tôn trọng trẻ
Tôn trọng trẻ là nền tảng cho tất cả các nguyên tắc còn lại của phương pháp Montessori. Maria Montessori cho rằng tất cả các em cần được đôi xử với sự tôn trọng. Giáo viên Montessori thể hiện sự tôn trọng trẻ bằng cách tạo cho trẻ cơ hội để trải nghiệm và suy nghĩ, học hỏi cho chính mình. Thông qua sự tự do trong lựa chọn, trẻ có thể phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành những người tự tin sau này. Kết quả là trẻ em Montessori luôn độc lập, tôn trọng môi trường và những người xung quanh mình.

Nguyên tắc 2: Thời kì nhạy cảm
Maria Montessori cho rằng trẻ em trải qua các giai đoạn cụ thể trong sự phát triển của chúng. Mỗi giai đoạn là một thời kỳ nhạy cảm khác nhau. Trong những khoảng thời gian này trẻ có sự thay đổi hành vi, sự quan tâm mãnh liệt hoặc lạp đi lặp lại một hành động cụ thể.

Nguyên tắc 3: Trí tuệ thẩm thấu
Maria Montessori tin rằng sự phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi có vai trò rất quan trọng đến sự thành công của trẻ sau này. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển như là trí tuệ thẩm thấu và sẵn sàng hấp thụ thông tin từ thế giới xung quanh. Giai đoạn đầu của trí tuệ thẩm thấu xảy ra khi trẻ đến 3 tuổi và được biết đến như một giai đoạn tiềm thức. Giai đoạn từ 3-6 tuổi trẻ tiếp thu một cách có ý thức.

Nguyên tác 4: Nhóm tuổi hỗn hợp
Trong lớp học Montessori, trẻ được trộn lẫn các độ tuổi lại với nhau. cấu trúc này sẽ khuyến khích trẻ lớn hơn đảm nhiệm vai trò dẫn dắt và hỗ trợ trẻ nhỏ hơn sẽ học thông qua việc bắt chước (Mô phỏng kỹ năng dựa trên ngôn ngữ lập trình tư duy (NLP).

Nguyên tắc 5: Môi trường chuẩn bị
Bà Maria Montessori cho rằng trẻ học tốt nhất trong một môi trường có sự chuẩn bị tốt, nơi chúng có quyền tự do đi lại và lựa chọn độc lập. Do đó, môi trường học tập Montessori luôn lấy trẻ làm trung tâm. Các yếu tố của môi trường chuẩn bị bao gồm: Tự do, cấu trúc, trật tự, vẻ đẹp và sự hòa đồng.

Nguyên tắc 6: Giáo cụ Montessori
Giáo cụ Montessori là những công cụ học tập trực quan được thiết kế để dạy trẻ thông qua trải nghiệm, thực hành. Đặc biệt, các giáo cụ có thể tự kiểm soát lỗi. Trong thực tế, thiết kế độc đáo của bộ giáo cụ Montessori cho phép trẻ khám phá kết quả học tập một cách độc lập với người lớn. Vì vậy, trẻ có thể tự giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, trẻ trải nghiệm tốt dưới sự hướng dẫn của Giáo viên.

Nguyên tắc 7: Vai trò của giáo viên
Giáo viên Montessori không phải là trung tâm của sự chú ý trong lớp học. Mà vai trò của giáo viên là tập trung vào việc chuẩn bị các dụng cụ học tập để đáp ứng nhu cầu của từng trẻ trong lớp học. Giáo viên là người lập kế hoạch cho trẻ, họ luôn ghi chép lại sự thay đổi về hành vi, tâm trạng và sự phát triển của từng trẻ.

Nguyên tắc 8: Các góc giảng dạy trong Montessori
Chương trình giảng dạy nhấm mạnh học tập là một quá trình phát triển, không thể được xác định bởi độ tuổi của trẻ. Thay vào đó, quá trình học tập được xác định với tốc độ riêng của mỗi trẻ.

Các góc giảng dạy trong phương pháp giáo dục sớm Montessori:

Phương pháp giáo dục sớm montessori
Một góc hoạt động Montessori
  • Góc thực hành cuộc sống
  • Góc cảm quan
  • Góc toán học
  • Góc ngôn ngữ
  • Góc văn hóa

Tìm hiểu về các góc học tập trong Montessori tại đây.!

Các nguyên tắc xây dựng môi trường lớp học theo phương pháp Montessori

Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Phòng học Montessori theo chuẩn Hoa Kỳ

Mỗi lớp học Montessori cần có đủ những yếu tố sau:

  • Thiết kế lớp học, chuẩn bị kỹ môi trường lớp học cho trẻ.

Lớp học Montessori tạo ra một môi trường học tập có nhiều sự lựa chọn cho trẻ. Các giáo cụ được chứa trong những kệ riêng biệt, ngăn nắp.

Lớp học có không gian để phù hợp với hoạt động theo nhóm, và có khu vực riêng để trẻ hoạt động theo nhu cầu cá nhân.

Phòng học có những bàn nhỏ và những tấm thảm được trải trên sàn nhà để trẻ học tập thuận lợi. Trong lớp học có giá đựng sách và khu đọc sách ở một góc nhằm phục vụ nhu cầu học tập của trẻ.

  • Giáo cụ Montessori

Giáo cụ được thiết kế tinh xảo, đạt chuẩn, sẽ rất cuốn hút trẻ. Những giáo cụ này được chia thành các môn học khác nhau, có mức độ từ dễ đến khó và được sắp xếp vào kệ ở từng khu riêng biệt.

  • Cô giáo như người dẫn đường

Giáo viên, trẻ và môi trường là 3 nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, giáo viên cần biết cách chuẩn bị một môi trường học tập chu đáo với các học cụ phù hợp để tạo sự cuốn hút học sinh.

Giáo viên làm mới các bài học để kích thích sự tò mò, ham học của trẻ, giáo viên Montessori sẽ quan sát các hoạt động của trẻ và ghi nhận lại sự thay đổi, tiến bộ của trẻ để có cách điều chỉnh phù hợp và đúng lúc.

  • Lớp học có sự pha trộn độ tuổi

Việc pha trộn độ tuổi là nét đặc trung của phương pháp Montessori, tuy nhiên các thầy cô giáo cần chú ý là độ chênh nhau không quá 3 tuổi trong một lớp học.

Việc tổ chức cấu trúc như vậy là hữu ích và cần thiết cho trẻ. Thúc đẩy sự trưởng thành và học hỏi của các trẻ tốt hơn.

  • Lớp học luôn có sự yêu thương

Các trẻ trong lớp học Montessori luôn học cách hòa hợp và tôn trọng nhau, ít có chuyện các bé lớn quát bé nhỏ hơn. Thay vào đó là sự yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ nhau. “Để mình giúp cho” là những từ ngữ mà ta thường hay gặp trong lớp học Montessori.

Thiết kế bài học theo phương pháp Montessori

Hướng dẫn áp dụng giáo án theo phương pháp giáo dục sớm Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori hiện nay được rất nhiều thầy cô giáo và các bậc phụ huynh quan tâm và chỉ ý đến bởi kết quả khá bất ngờ của phuong pháp mang lại.

Hiểu được điều này, mình xin chia sẻ cách thức áp dụng giáo án phương pháp Montessori vào giảng dạy cho trẻ.

Mỗi bài học trong Montessori có một giáo trình hướng dẫn riêng để chi tiết và phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Theo mình, thì các bậc cha mẹ và thầy cô giáo nên bắt đầu với góc “Thực hành cuộc sống và cảm quan” trước. Vì đây là hai nền tảng cơ bản nhất trong hệ thống giáo dục Montessori.

ở góc thực hành cuộc sống và cảm quan, trẻ được làm quen với các hoạt động gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: Thu dọn đồ đạt, quét nhà, giữ vệ sinh chung,…

Mỗi thầy cô giáo và các bậc cha mẹ nên có một cuốn sổ ghi chép lại các hoạt động của trẻ, để có một kế hoạch phù hợp nhất cho từng trẻ.

Khi trẻ đã thật sự làm quen và nhuần nhuyễn với các bài học cũ rồi thì giáo viên và cha mẹ có thể cho con trải nghiêm những hoạt động phong phú hơn.

Lập kế hoạch theo dõi để phương pháp giáo dục sớm Montessori đạt kết quả tốt nhất.

Phương pháp Montessori không sử dụng giáo án theo ngày bởi đặc tính “TÔN TRỌNG SỰ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN” của trẻ.

Ở các trường Montessori, giáo viên phải luôn theo dõi tiến độ của từng trẻ để lập kế hoạch phù hợp cho từng em.

Các bài tập của phương pháp giáo dục mầm non Montessori sẽ bao gồm nhiều mức độ từ rất dễ như bài tập “lau bàn” trong thực hành cuộc sống, đến các bài tập phức tạp hơn như đếm số thập phân trong toán học. Các mức độ dù là cơ bản hay nâng cao thì đều quan trọng như nhau.

Lập kế hoạch tốt nghĩa là thầy cô và ba mẹ luôn theo dõi được trẻ và đánh giá chính xác tiến độ của trẻ. Khi trẻ đã nhuần nhuyễn và thuần thục ở cấp độ cơ bản rồi, giáo viên mới nên chuẩn bị những bài tập tiếp theo ở cấp độ cao hơn trong hệ thống giáo án phương pháp Montessori.

Vai trò của giáo viên Montessori

Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Vai trò của giáo viên Montessori
Những việc mà người giáo viên Montessori phải làm
  • Phải có năng lực chuyên môn sâu mới có thể đảm nhiệm tốt công việc giảng dạy.
  • Có sự tự tin, đơn giản và bình tĩnh trong mọi tình huống
  • Tạo ra môi trường học tập tốt cho trẻ.
  • Biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể áp dụng vào các bài học một cách dễ hiểu, sinh động.
  • Sáng tạo qua từng bài giảng, sử dụng nhuần nhuyễn giáo cụ Montessori
  • Tạo không gian trang trí đẹp để thu hút các em.
  • Không ngừng học hỏi, nắm bắt kịp xu hướng của phát triển.
  • Có tinh thần làm việc nhóm.
  • Yêu trẻ, yêu nghề.
Thu nhập của giáo viên dạy Montessori như thế nào?

Mặt dù giáo viên Montessori không phải là nhân vật trung tâm của phương pháp giáo dục, nhưng có thể nói vai trò của học là đăc biệt quan trong. Công việc mà người giáo viên Montessori phải làm là rất nhiều và tỉ mỉ.

Chính vì vậy mà thu nhập và lương của giáo viên cũng cao hơn rất nhiều so với truyển thống. Trung bình lương giáo viên Montessori có thể đạt từ 600$ – 1200$, một số giáo viên Montessori giỏi có thu nhập khá cao lên đến 2000$/ tháng.

Thật là tốt phải không nào! Một điều thật thú vị là hiện nay, nhu cầu tuyển dụng giáo viên Montessori là rất nhiều.

Vì vậy các bạn sinh viên chuyên ngành mầm non, các bậc cha mẹ nên tìm học phương pháp Montessori để trở thành những người thầy, người cha, người mẹ tốt, ham hiểu sâu rộng để giúp những đứa trẻ hôm nay thành những người tài giỏi sau này.

Yêu cầu việc sử dụng giáo cụ Montessori

 phương pháp giáo dục sớm Montessori
Giáo dục sớm cho trẻ theo phương pháp Montessori

Giáo cụ Montessori đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả và thành công cho phương pháp giáo dục Montessori.

Trẻ em được học và trải nghiệm thông qua hiều loại giáo cụ Montessori để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Những giáo cụ này giống như đồ chơi vui nhộn, nhưng chúng được thiết kế theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và an toàn.

Vì vậy, giáo cụ Montessori đúng chuẩn và chất lượng chính là công cụ hỗ trợ học tập thiết yếu trong phương pháp giáo dục sớm Montessori.

Nhưng làm thế nào để nhận ra đâu là sản phẩm đúng chuẩn và chất lượng thì không phải ai cũng biết, hãy đọc bài viết sau để nắm được cách nhận biết một giáo cụ Montessori đúng chuẩn các mẹ nhé.

So sánh phương pháp giáo dục sớm Montessori với phương pháp giáo dục truyền thống

Sự khác biệt giữa phương pháp Montessori và phương pháp truyền thống?

Trong những năm đầu đời, sự hình thành năng lực cơ bản của trẻ là vô cùng quan trọng. Không chỉ dừng lại ở việc học mà còn phát triển các khả năng nhận thức, tập trung, kiên trì, đạo đức, tình cảm với mọi người xung quanh.

Khác với việc phương pháp giáo dục truyền thống đang cố nhào nặnnhồi nhét cho trẻ để trẻ trưởng thành theo cách mà cha mẹ mong muốn.

Thì ngược lại phương châm giáo dục của phương pháp Montessori là coi trọng sự phát triển toàn diện một cách tự nhiên của trẻ.

Ứng dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori vào chương trình giáo dục Mầm non

Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vò việc học thông qua trực quan sinh động. Trong đó giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động được giao.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori đã được áp dụng vào chương trình giáo dục mầm non tại Việt nam trong vài năm gần đây và nhận đucợ nhiều sự quan tâm của thầy cô giáo và phụ huynh.

Gần đây, tại Hội thảo ứng dụng phương pháp Montessori trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Các chuyên gia về giáo dục mầm non, Hiệu trưởng các trường Đại học, lành đạo Bộ và Sở giáo dục đã có bài phát biểu và tham luận ” Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm theo phương pháp Montessori”.

Theo TS. Đặng Lộc Thọ, Hiệu trưởng trường CDDSPTW nhận định:

Phương pháp giáo dục Montessori mang lại hiệu quả trong việc tiếp cận phương thức dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Vì những ưu điểm vượt trội về sự linh hoạt và sáng tạo trong các trường mầm non. Điều này đã gợi mở và hình thành nên những tư duy đổi mới đầy sáng tạo trong chương trình giáo dục mầm non tại Việt Nam hiện nay.

Kết Luận

Tới đây, chúng ta có thể nhận định rằng, phương pháp giáo dục sớm Montessori mang lại nhiều hiệu quả to lớn trong việc giáo dục con cái, đặc biệt là trẻ em tuổi mầm non.

Mặt dù có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ khác nhau, như dạy con theo cách của người Do Thái, dạy con theo cách của người Nhật.

Nhưng theo mình tìm hiểu thì dạy con theo phương pháp Montessori là hiệu quả nhất và phù hợp với đặc thù giáo dục của Việt Nam hiện nay.

Các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu thêm các khóa học online về phương pháp giáo dục sớm Montessori tại đây để ủng hộ mình tại blog con học giỏi nhé các bạn. 🙂

XEM THÊM TẠI ĐÂY

>>>Khóa học liên quan:

 

ĐÁNH GIÁ
  • Hình ảnh70%
  • Nội dung80%
  • Trình bày90%

Ba mẹ quan tâm đến phương pháp giáo dục sớm Montessori hãy chia sẻ và để lại comment dưới đây nhé :)

XEM THÊM
80%Overall Score

Để lại bình luận

avatar
100

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  Subscribe  
Notify of