Những phương pháp dạy con tư duy các mẹ cần biết!
REVIEW SÁCH

Những phương pháp dạy con tư duy các mẹ cần biết!

TẠI SAO PHẢI DẠY CON TƯ DUY?

Cuộc sống biến đổi mỗi ngày, vì vậy con người ngày càng phải vận động và tư duy nhiều hơn.

Người lao động thì luôn vắt óc suy nghĩ làm cách nào để tạo ra sự đột phát, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn.

Người giáo viên thì luôn tìm kiếm những phương phá truyền đạt sao cho học sinh dễ hiểu nhất.

Các nhà lập trình viên thì luôn tìm cách để đưa thế giới gần gũi hơn với cuộc sống con người qua những ứng dụng.

Tất cả những thứ đó, điều là sản phẩm của con người, được tạo ra nhờ quá trình tư duy và học tập.

Đối với con em học sinh cũng vậy…

Điều quan trọng nhất đối với nhiều bậc phụ huynh là làm sao nuôi dạy con cái khỏe mạnh, thông minh, giúp con học giỏi, có thành tích học tập cao. Cuối cùng thi đậu vào ngôi trường danh giá, để được rèn luyện hướng đến tương lai tươi sáng.

Chính vì thế mà nhiều người ngay từ thời điểm con cái ở độ tuổi rất nhỏ tầm 2-3 tuổi đã gửi con vào các trường mầm non học tập, một phần vừa có thể chăm con tiện việc đi làm, một phần giúp con nhanh chóng nắm bắt nội dung học tập, học những điều cơ bản nhất khi vào lớp 1, tránh việc bỡ ngỡ, thua sút bạn bè cùng lớp.

Trong những ngôi trường đó, bọn trẻ tập trung thành một nhóm lớn, trẻ thì nhiều, giáo viên thì ít, một người phải chăm nhiều bé, cho bé ăn uống dạy dỗ, học tập điều theo phương hướng tập trung, ai tiếp thu được thì tốt, không thì cũng chẳng sao, miễn đừng quấy khóc, ăn no vui đùa đến cuối giờ là ổn…

Tuy nhiên, không phải ngôi trường nào cũng phù hợp với trẻ, nếu không muốn nói là phản tác dụng. Vì vậy, để tìm được môi trường học tập phù hợp, giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng sống, lễ phép, vâng lời,… thì không phải là việc đơn giản.

 Mách nhỏ cùng bạn: Nếu bạn có điều kiện kinh tế khá, có thể gửi con vào các trường mần mon Montessori, giá học tập tại những ngôi trường này khá đắc, bù lại các bé sẽ được tiếp cận với phương pháp giáo dục sớm Montessori và thực hành trên những bộ giáo cụ Montessori phù hợp do TS. Maria Montessori nghiên cứu và tạo ra đã được kiểm chứng. 

Tuy nhiên, những thành tựu ấy gây nhiều tranh cãi do đi ngược so với truyền thống hoặc tạo nên sức ảnh hưởng quá mới khiến cho người trong ngành e dè. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua nỗi sợ bị từ chối, dám dấn thân trên con đường chông gai cùng mong muốn đưa con người chạm vào những tiến bộ khoa học hơn.

Và tại đất nước mệnh danh là đảo quốc sư tử  Singapore, hai tác giả David Chiem, Brian Caswell cho ra đời ấn phẩm mang tên “Dạy con tư duy”. Sách được xuất bản và thuộc nhóm bán chạy nhất khi ra mắt.

Tác phẩm là một phần của bộ sách nổi tiếng, đầy tâm huyết “The Art of Communicating with Your Child, The Art of Learning How to Learn và The Art of Creative Thinking”. Bộ sách này được các chuyên gia cùng ngành đánh giá cao, mang làn gió mới cho nền giáo tương lai.

Tại Việt Nam, sách được nhà xuất bản Trí Việt-First News phiên dịch và ấn hành, dưới ngòi bút tài hoa của dịch giả Lương Chí Thành, tác phẩm cho ra đời có sự trao chuốt kỹ lưỡng, giọng văn mượt mà kèm nhiều hình ảnh minh họa dễ hiểu chắc chắn sẽ đưa người đọc lướt qua miền tri thức một cách dễ dàng.

Vậy thực sự quyển sách mang đến điều gì cho người đọc, nhất là những bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề giáo dục con trẻ?

TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC NÃO BỘ

Bộ não con người là một hệ thống phức tạp vô cùng, cho đến ngày nay khoa học chỉ khám phá ra một phần rất nhỏ. Tuy nhiên, dưới góc kính hiển vi tiên tiến và nhiều kỹ thuật y khoa hiện đại không khó phác họa sơ lược cho mọi người thấy bên trong bộ não con người được cấu tạo như thế nào.

Dưới cấp độ tế bào, não người là một cấu trúc vật lý gồm nhiều tế bào thần kinh (Khoảng 100 tỉ Nơ-ron, Neuron), mô liên kết, dịch và chất hóa học. Nó giúp cho bộ não tiếp nhận và ghi nhớ thông tin, sau đó là quá trình truy cập thông tin. Như việc chúng ta nhớ đường đi làm, khi đi làm chúng ta lấy những thông tin đã được ghi nhớ về đường đi, ta có thể đến chỗ làm một cách dễ dàng.

Dưới cấp độ cấu trúc thì bộ não chúng ta có nhiều thành phần quan trọng như: não phải, não trái, cuống não, tiểu não, não hữu nhũ, vỏ não…

Và chức năng chính của não bộ là tư duy. Ở đây chúng ta quan tâm nhất là chức năng tư duy của não và các thành phần trọng yếu góp phần phát triển khả năng tư duy của trẻ gồm não trái, não phải, hệ thống lưới hoạt hóa hướng lên (ARAS – Ascending Reticular Activating System) và Tư duy cảm xúc.

Trong quá trình học tập bộ não đi từ cơ bản đến nâng cao

Nói chung khi nói đến hoạt động của não thường người ta sẽ chú ý đến khả năng tư duy của bộ não, nếu đi sâu vào quá trình tư duy thì chúng ta sẽ thấy được rằng đằng sau mỗi hành vi đều có nguyên nhân của nó. Phần điều khiển hành vi trong não của con người chính là bộ phận ARAS – trung tâm điều phối mọi hoạt động não bộ.

Não phải: Đảm nhiệm vai trò học tập, làm việc, liên quan đến những hoạt động mang tính chất trừu tượng, sáng tạo, tưởng tượng hay còn gọi là tư duy não phải.

Não trái: Đảm nhiệm chức năng liên quan đến hoạt động logic, trình tự, tự động, hay còn gọi là tư duy não trái.

Khi một người mới học một nội dung, một kỹ năng thì tư duy não phải sẽ làm việc trước tiên, khi nào người học nhuần nhuyễn, mọi thứ diễn ra trơn tru thoải mái không bối rối như ngày mới học thì lúc đó hoạt động của cơ thể sẽ chuyển sang não trái xử lý.

Giờ đây, bạn có thể vừa lái xe, vừa nghe điện thoại, vừa nhìn đường .v.v. Và tác nhân không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến hành vi con người, đó là “cảm xúc” dù nó không phải là loại tư duy nhưng phần lớn con người hành động dựa trên yếu tố cảm tính. Bởi vì nó quá tinh tế và con người được xem là một chủng loại bậc cao với nhiều cung bậc cảm xúc phức tạp nên không có lý do gì cảm xúc không chi phối hành vi của con người.

Hầu hết các hoạt động tư duy trong não, các hoạt động khắp tứ chi kể cả phần cảm xúc đều tập trung quy về bộ phận ARAS, nó nắm giữ sự sống của con người, nếu như não bị tác động ở vùng này xem như con người sẽ rơi vào đời sống thực vật.

Mối tương quan giữa thể chất và tư duy trong quá trình phát triển con người

Theo như phát hiện của tác giả, trong não có các giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi giai đoạn cần thiết những tác động riêng từ bên ngoài mới mong não đạt được sự phát triển tối ưu nhất, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển về sau của trẻ.

Trong đó, đáng lưu ý nhất là giai đoạn sinh sôi và loại thải các kết nối thần kinh.

Giai đoạn đầu của trẻ nhỏ từ 0-10 tuổi, các kết nối thần kinh liên kết dày đặc nhiều hơn người trưởng thành, các kết nối này nói lên một điều rằng nó đang sẵn sàng quá trình tiếp thu, học hỏi các kỹ năng cần thiết không cần phức tạp như cầm nắm, hình ảnh, màu sắc, các phép toán v.v nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn này, tức không có sự tác động chủ động thì đứa trẻ về sau sẽ bị khiếm khuyết khả năng học hỏi một số kỹ năng nào đó như khó khăn học ngoại ngữ; không thể học âm nhạc do cảm âm kém, cử động các ngón tay thiếu linh hoạt chuẩn xác v.v.

Sau đó, các kết nối thần kinh giảm dần gọi là quá trình loại thải, các kết nối mất đi do chúng không được tác động, gia cố. Các kết nối được gia cố sẽ được bọc trong lớp mỡ màu trắng tên là mielin, nó như chất cách điện giúp thông tin di chuyển giữa các kết nối được thông suốt, nhanh chóng, những kết nối kém có chất mỡ bao bọc mỏng tương đương với việc thông tin di chuyển chậm chạp, bị ảnh hưởng và biểu hiện ở kỹ năng vụn về. Kỹ năng nào được đào sâu, rèn luyện nghiêm túc sẽ có kết nối chắc chắn, hành vi biểu lộ ra bên ngoài là bé sẽ có những hoạt động nhanh nhẹn, hoạt bát.

Vì vậy, các bậc cha mẹ phải hết sức chú trọng giáo dục bé ở những năm tháng đầu đời tuy đơn giản nhưng sẽ làm gốc rễ vô cùng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khi lớn lên tham gia các hoạt động học tập phức tạp khác và luôn đạt thành tích cao.

Làm thế nào để giải phóng năng lượng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ để thành công trong học tập và cuộc sống

Tác giả cũng nêu lên một phương pháp khá hữu ích cho chúng ta trong quá trình vươn đến sự nghiệp dù rằng những người trưởng thành không được giáo dục đúng cách nên bây giờ họ gặp nhiều khó khăn trên con đường sự nghiệp. Không vì thế mà chúng ta chấp nhận thất bại, thật may vẫn còn phương pháp khắc phục.

Khi nắm vững được kỹ thuật này, chúng ta có thể áp dụng vào việc định hướng suy nghĩ của con mình tuân theo quy tắc giải phóng năng lượng tiềm năng nhằm đạt được thành tích lớn lao hơn.

5 BƯỚC QUAN TRỌNG TRONG PHƯƠNG PHÁP DẠY CON TƯ DUY

Bước 1: Cung cấp thông tin cho bộ não về điều cần đạt được một cách chi tiết, đầy đủ

Theo tác giả, bộ não hoạt động tương tự công cụ tìm kiếm trên internet. Nếu bạn không đặt từ khóa đúng, có liên quan thì bộ máy tìm kiếm sẽ cho ra kết quả sai lệch, không chính xác.

Nếu bạn đặt từ khóa không đầy đủ, kết quả tìm kiếm hiển thị rất rộng mất thời gian cho người đi tìm. Nên người ta cần phải đặt từ khóa đúng và đầy đủ, bộ máy tìm kiếm sẽ cho ra kết quả gần như đúng hướng và liệt kê những kết quả chuẩn xác nhất.

Tuy nhiên, bộ não mạnh mẽ, ưu việt gấp nhiều lần bộ máy tìm kiếm trên internet, đó là bộ não tìm kiếm kết quả không ngừng nghỉ, bất kể lúc ngày hay đêm, khi nào có được kết quả vừa ý mới thôi.

Bước 2: Phác họa toàn bộ khung cảnh về điều cần đạt được

Tập hợp một bộ các yếu tố làm nên bức tranh sống động nhất bao gồm âm thanh, ánh sáng, con người, cảnh vật xung quanh và đặc biệt quan trọng nhất vẫn là cảm xúc hân hoan, vui mừng, tự hào khi chúng ta đạt được điều đó.

Nó như nguồn động lực thôi thúc con người tiến về phía trước, như một động cơ, một miếng mồi hấp dẫn kéo con người đến mục tiêu.

Ví dụ, bạn muốn con học giỏi toán, đạt được nhiều thành tích học tập xuất sắc, hiện tại bạn đang là một học sinh dở tệ môn toán, để tiến đến giấc mơ gần như hão huyền đó thì bạn có thể áp dụng bước hai này, tưởng tượng một viễn cảnh mỹ lệ khi bạn đang đứng trên bục lãnh thưởng, bao nhiêu ánh mắt trầm trồ ngưỡng mộ, khen ngợi, thầy giáo xướng tên bạn, bạn bè tung hô tên bạn, ba mẹ nghẹn ngào nước mắt hãnh diện vì con, còn bạn đang sống trong cảm xúc thiêng liêng ngạo nghễ của người chiến thắng, vô cùng tự hào về thành tích của mình.

Chính bức tranh siêu tưởng đó đã tạo nên một nguồn năng lượng mạnh mẽ thúc đẩy bạn học tập miệt mài cho đến ngày biến giấc mơ thành hiện thực.

Bước 3: Liên kết các giá trị sống

Con người sống trong xã hội thường có nhiều chuẩn quy tắc, không ai giống ai, hình thành nên cái gọi là giá trị sống của người đó. Chuẩn quy tắc ấy dù ít khi nói ra, không được miêu tả rõ ràng và đôi khi người ta không thể giải thích được bởi nó ngấm sâu vào trong suy nghĩ của họ, người khác có thể nhìn vào hành vi của ta rồi nhận xét hoặc ta có thể nhận xét hành động của người khác nhưng bản thân không thể mô tả chính xác mình muốn gì và vì sao hành xử như vậy.

Do đó, xác định giá trị sống và liên kết với nó mang lại ý nghĩa vô cùng trọng yếu trong đời sống, nó sẽ giúp con người làm việc không biết mệt mỏi, bởi niềm vui từ giá trị sống khơi dậy một nguồn năng lượng mạnh hơn cả chất kích thích.

Nên làm cách nào có thể xác định và khơi dậy giá trị sống trong con người. Thông thường, chúng ta phải hiểu rằng bản thân “Giá trị sống” bao hàm những việc làm, hành động cụ thể mang ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, tạo nhiều ích lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.

Một mặt giúp cho bản thân cảm thấy sống có ý nghĩa, một mặt làm giàu có gia đình, xã hội ngày càng phát triển hơn.

Nếu những ai không thể chạm vào điều tốt đẹp để khơi dậy xúc cảm tích cực, mà lại thích thú hành vi tiêu cực, gây hoang mang, nhiễu loạn xã hội, lấy đó làm niềm vui thì những cá nhân ấy cần xem xét, tự vấn bản thân, tự rèn luyện, học tập thực hiện điều tốt, phải cân nhắc lợi ích có được khi thực hiện điều tốt và hậu quả khi theo chân cái xấu, phần còn lại do cá nhân đó quyết định, bởi bản tính con người vô cùng phức tạp trong thời gian ngắn ngủi khó mà có thể lay chuyển thay đổi theo hướng thiện được.

Bước 4: Hình thành niềm tin sâu sắc

Niềm tin là cái mà ta tin có thể trở thành hiện thực. Bản thân mình tin có thể trở thành nhà văn, nhà toán học, một kỹ sư tài năng. Khi niềm tin khởi xướng, hành động nối tiếp hành động. Khi thiếu vắng niềm tin, con người hành động không đến nơi đến chốn, dễ gặp thất bại.

Vậy điều gì có thể giúp phát sinh niềm tin?

Niềm tin có khắp mọi nơi như thấy người khác làm được mình tin mình cũng làm được, thấy người khác có thể giàu có mình tin mình cũng có thể giàu có giống họ. Hoặc vô tình xây dựng niềm từ những hành động nhỏ nhặt như học tập môn toán được điểm cao trong quá khứ, tự nhiên mình cảm thấy có thể trở thành một người giỏi toán nhất lớp, từ đó tiếp tục học thành người giỏi toán nhất trường, cứ thế lan rộng ra từ từ.

Bước 5: Thực hành ngay

Bước cuối cùng không có gì khác ngoài bắt tay thực hiện ngay. Không tiến hành dù có kế hoạch hoàn hảo tuyệt đối thì sự thật không thể thành. Nếu không làm ngay, mọi thứ ý tưởng, lòng nhiệt huyết dần nguội lạnh, khó mà tái khởi động được.

Vì vậy, bước cuối cùng cũng là bước khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa mục tiêu, có sai sót, có sửa chữa, chẳng ngại ngùng thực hiện, ắt thành công.

Quyển sách “Dạy con tư duy” chắc chắn có được sự gợi ý hữu ích dành cho bạn. Lợi ích vật chất bạn đáp ứng cho con trẻ khá quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc xây dựng nên một tư duy thiên tài, khi có được tư duy thông minh, con bạn sẽ có tất cả mọi thứ trong tay, sẽ vượt qua những kẻ tầm thường, tư duy kém cỏi khác. Bởi hành động theo tư duy là một hành động khôn ngoan và trí tuệ, chỉ có tư duy sắc sảo mới có đủ khả năng trở thành người dẫn đầu, mang về sự thịnh vượng cho toàn xã hội.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, nếu có điều kiện hãy đặt mua sách tại đây để ủng hộ blog các bạn nhé. Thanks các bạn  🙄  😎  😳 

Dạy con tư duy

Xem giá bán tại Tiki

Để lại bình luận

avatar
100

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  Subscribe  
Notify of