Hoàng Tử Bé và triết lý cuộc sống
REVIEW SÁCH

Hoàng Tử Bé và triết lý cuộc sống

Hoàng Tử Bé  và 8 triết lý về cuộc sống (Có tiết lộ nội dung tác phẩm).

Hoàng Tử Bé là truyện ngắn của nhà văn người Pháp – Antoine de Saint Exupery được xuất bản vào năm 1943. Cuốn tiểu thuyết này được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tác phẩm đã được dịch sang 257 ngôn ngữ trên khắp thế giới với số lượng bán ra là hơn 200 triệu bản. Hoàng Tử Bé chỉ vỏn vẹn hơn 100 trang, chia làm 27 chương, tuy ngắn mà mạnh liệt.

Hoàng Tử Bé

Hoàng Tử Bé kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa một người phi công bị gặp nạn với một cậu hoàng tử nhỏ trên sa mạc. Cuộc gặp gỡ ấy bắt đầu từ những bức vẽ đơn giản…

Qua ngòi bút chân thật và đầy sáng tạo, Saint Exupery đã kể câu chuyện của cậu hoàng tử vô cùng nhẹ nhàng mà đáng yêu. Sự chân thành và am hiểu cách nhìn thế giới của trẻ con đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả, đặc biệt là người lớn – những người từng là trẻ em. Câu chuyện khơi gợi lại cho người lớn rằng họ đã từng là trẻ em. Nếu bạn đọc đến 100 lần tác phẩm rồi mà vẫn chưa hiểu được ý đồ tác giả, thì xin chúc mừng! Bạn đã chính thức là người lớn rồi đấy! Nói vậy thôi, tác phẩm chứa đựng rất nhiều triết lí cuộc sống dành cho người lớn đó. Vậy tại sao ta không thử đọc thêm lần thứ 101 nhỉ?

Tác phẩm Hoàng Tử Bé còn thành công trong việc thu hút bạn đọc nhờ những nét vẽ, hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh do chính tác giả Saint Exupery vẽ. Và chính nhờ những nét vẽ ấy đã giúp việc truyền đạt nội dung và ý nghĩa câu chuyện thêm hấp dẫn và thú vị hơn.

Cuộc sống của con người ngày một bận rộn với hàng tá thứ phải lo lắng và quan tâm đến, họ dần quên mất sự gắn bó giữa người với người. Hãy sống chậm lại, cầm quyển Hoàng Tử Bé trên tay cùng với một ly trà nóng, và từ từ cảm nhận thông điệp mà cuốn sách mang lại sẽ giúp ta cảm thấy thoải mái hơn.

Hoàng Tử Bé – Tiểu hành tinh B612 và câu chuyện về cây bao báp

Hoàng Tử Bé

Như đã nói, cậu hoàng tử gặp người kể chuyện trong một hoàn cảnh đặc biệt: trên sa mạc Sahara. Người phi công phải hạ cánh khẩn cấp do máy bay có vấn đề. Còn em hoàng tử, em muốn tới Trái Đất để tìm kiếm bạn. Riêng hai hoàn cảnh đối lập ấy thôi cũng đã cho ta thấy sự không giống nhau giữa cậu và người phi công kia rồi.

Cậu khác anh bởi cậu là trẻ con. Cậu thích nhìn mọi vật bằng trái tim và tâm hồn của cậu. Anh phi công – người bỏ niềm yêu thích hội họa để theo một khuôn mẫu mà người lớn đã định sẵn. Anh phải làm theo những điều mà người lớn muốn và phải nghĩ theo cách của họ, đặc biệt là họ rất thích những con số. Mà trẻ con thì lại không như thế. Vậy tại sao ta không thử thay đổi góc nhìn của bản thân, nhìn thế giới theo một hướng tích cực hơn giống như ta đã từng hồi còn là trẻ con?

Trước khi đọc tiếp, chỉ xin khẳng định lại là tác phẩm không hề “nói xấu” người lớn đâu nhé! Tác giả Antoine de Saint Exupery chỉ đang phê phán những con người quên mất mình từng là trẻ con thôi mà.

Hành tinh của cậu hoàng tử rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi chỉ cần dịch chuyển hướng nhìn là sẽ thấy bình minh ngay. Đương nhiên là cả hoàng hôn nữa. Hằng ngày cậu phải nhổ bỏ hết những rễ cây bao báp đi. Vì nếu cứ để chúng như vậy, nó sẽ phá hủy tiểu hành tinh của cậu mất! “Những hạt xấu của cỏ xấu” ở đây có thể hiểu đơn giản là những thói hư, tật xấu và các cám dỗ trong cuộc đời. Khi nó mới chớm thì phải loại bỏ nó ngay. Tránh để nó ăn sâu vào và trở thành một thói quen không lành mạnh. Hay nếu như nghĩ sâu xa hơn thì cây bao báp cũng chính là khó khăn mà ta phải đối mặt trong cuộc sống này. Ta phải chăm chỉ và nỗ lực nhổ bỏ hết những mầm non xấu ấy ra, trước khi chúng phá hủy hành tinh của mình.

Một việc ta hoãn đến hôm sau hãy làm, đôi khi cũng chẳng hại gì. Nhưng nếu là những cây bao báp, thì bao giờ cũng tai họa đấy. Tôi có biết một hành tinh, trên hành tinh ấy là một cậu bé lười. Hắn ta bỏ bẵng ba cái cây con…

Hành trình của hoàng tử bé trên bảy hành tinh

Hoàng Tử Bé

Mỗi hành tinh mà em hoàng tử đặt chân tới đều khác biệt và có những người “rất kì quặc”. Đúng vậy đấy, cậu đã cho rằng như thế. Họ như vậy có lẽ là vì họ là người lớn. Nếu như người lớn thấy trẻ con thật ngây thơ và ngốc nghếch thì trẻ em thấy người lớn thật khó hiểu và phức tạp. “Các người lớn không bao giờ tự mình hiểu được điều gì, và trẻ con lúc nào, lúc nào cũng phải giảng giải cho các ông, đến nhọc!” – anh phi công đã nhận xét như thế khi anh còn là trẻ con.

Thực ra, những người đã đọc Hoàng Tử Bé có thể nhận thấy một điều rằng tất cả những người mà em cho là kì quặc, đều là những người trong xã hội hiện nay. Họ là những người có uy quyền, quyền lực, là những người hay khoác lác, là những kẻ nghiện rượu say xỉn, là những người ngày đêm chỉ lo tới danh vọng và tiền bạc, là những người làm việc như một cỗ máy, quên mất cả bản thân, hay những người mơ mộng, phi thực tế.

Đầu tiên là ông vua trên thiên thạch 325. Ông ta cho rằng mình là người uy quyền nhất, tất cả muôn vật đều tuân lệnh ông. Ông thích các điều khoản và luật lệ. Chỉ khi nào ông ra lệnh mọi thứ mới được thực hiện. Phải rồi, người lớn lúc nào mà chả thế. Làm gì cũng cần theo trình tự, luật lệ.

Thiên thạch tiếp theo mà cậu tới là 326. Cậu gặp một tên khoác lác. Lão cho rằng bản thân mình luôn là nhất. Những cái vỗ tay dành cho ông đâu có phải khích lệ ông đâu, người ta vỗ tay do ông muốn thế đấy chứ.  Giống như vậy, nhiều người vẫn còn đang lầm tưởng khả năng của bản thân mà sống trong ảo tưởng, quên đi thực tại. Để rồi từ đó bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội để cải thiện bản thân mình hơn. Trong những “cái vỗ tay” mà người ta dành cho ta ấy, cái nào mới thực sự là dành cho năng lực của bản thân ta?

Chẳng khá khẩm hơn tên khoác lác, người thứ ba là gã nát rượu. Nhân vật này được tác giả xây dựng để phê phán những kẻ nghiện chất kích thích. Nhưng đó chỉ là lớp nghĩa đầu. Cái lớn hơn mà tác giả muốn nói đến ở đây là viêc gã biết hành động sai trái của mình, để sau đó hối hận và lại tiếp tục mắc phải sai lầm. Việc  thay đổi hành động để sửa chữa sai lầm là vô cùng quan trọng. Quan trọng hơn nữa là ta thay đổi nó như thế nào.

Tiếp theo là lão tư sản. Lão chỉ quan tâm tới những thứ lão chiếm hữu được. Nhân vật này đã phản ánh sâu sắc xã hội hiện tại của chúng ta. Nhưng những ngôi sao mà lão chiếm hữu có thực sự khiến lão hạnh phúc? Gắn vào với thực tế cũng vậy, người ta đôi khi quá ham mê tiền bạc, của cải vật chất mà không thấy được niềm vui trong cuộc sống.

Người thắp đèn là người thứ năm mà cậu gặp. Ông làm một công việc là thắp đèn mà chẳng có một mục đích nào hết. Ông làm việc chăm chỉ mà không chăm chút gì cho bản thân. Đọc đến đây, ta tự hỏi rằng bản thân mình đã thực sự sống có mục đích chưa? Ước mơ ta muốn chạm đến là gì? Có phải ta đang giống như người thắp đèn hay không? Nhiều lúc, ta cần phải yêu thương và quan tâm tới bản thân. Lắng nghe xem bản thân ta thực sự muốn gì.

Hành tinh thứ sáu là một nhà thám hiểm ở. Mặc dù là nhà địa lí nhưng ông chẳng bao giờ ra ngoài. Bài học mà ta rút ra được từ nhân vật này đó là phải mở rộng tầm hiểu biết của mình. Lắng nghe và quan sát mọi thứ xung quanh là một điều tối thiểu để có thể phát huy khả năng của bản thân.

Ta bật cười bởi sự ngốc nghếch của những người kì lạ đó. Rồi sau đó giật mình nhận ra tại sao thấy nó quen thế. Có thể nói, Hoàng tử bé là lời nhắc nhở tinh tế mà sâu sắc. Con người ta phức tạp quá. Dường như những người “kì quặc” ấy đều mang một đặc trưng riêng của xã hội hiện nay. Lướt qua những hành tinh ấy mới hiểu được rằng hành động và tư duy của ta như thế nào. Oán hận, thiếu thông cảm và gắn kết chỉ khiến con người tách nhau ra mà thôi. Từ đó tác phẩm nói lên ý nghĩa của sự tồn tại, khát khao về những con người có trái tim rộng mở hơn.

Hành tinh cuối cùng cậu đến là Trái Đất.

Trái Đất đầu có phải là một hành tinh xoàng! Ở đây có tới một trăm mười ông vua (trong đó, hiển nhiên ta không quên kể các ông vua đen), bảy nghìn nhà địa lí, chín trăm nghìn tên tư sản, bảy triệu rưới gã nát rượu, ba trăm mười triệu cho khoác lác, nghĩa là vào quãng hai tỉ rưỡi người lớn.

Đọc đến cuối truyện, em hoàng tử đã quyết định trở về hành tinh của cậu. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao em lại quyết định rời nơi đây đi mà không ở lại chưa? Và nếu như em hoàng tử ở lại hành tinh chúng ta, liệu em có thể giữ được trái tim trong sáng thuần khiết của mình?

>>>Xem thêm bài viết: Những người ra đi từ Omelas tại đây.

Cáo và bông hồng – tình bạn và tình yêu

Hoàng Tử Bé

Xem giá sách tại Tiki

Trên hành tinh của cậu có một bông hồng. Nó là tình yêu của cậu. Nhưng cậu hoàng tử chưa thể hiểu được tại sao nàng lại là duy nhất trên đời…

Trong hoàn cảnh ấy, một con cáo đã cho cậu hiểu tại sao bông hồng là duy nhất. Như cách lí giải của cáo, đối với cậu thì cáo cũng như hàng trăm con cáo khác. Nhưng nếu cậu có thể thấy sự khác biệt của nó giữa hàng ngàn con cáo khác, thì đó mới chính là tình bạn chân thành. Tình cảm thật ra giản dị như thế đấy.

“Nếu cậu đến, chẳng hạn như lúc bốn giờ chiều, thì từ ba giờ, mình đã cảm thấy hạnh phúc”

Hoàng Tử Bé

Tương tự như vậy, bông hồng đặc biệt bởi cậu đã dành thời gian chăm sóc cho nàng. Đóa hoa hồng ấy đã thực sự cảm hóa được cậu. Cậu học được cách yêu lấy bông hồng từ đó.

Giống như hoàng tử bé, đôi khi ta cũng cảm thấy lạc lõng và bối rối không biết đối mặt với những vấn đề ấy như thế nào. Nhưng sẽ luôn có câu trả lời ở đâu đó. Có thể câu trả lời từ một người bạn, một người thân hay là chính bản thân ta. Những người đó có thể giống với tất cả mọi người khác trên thế giới này, nhưng họ sẽ trở nên đặc biệt đối với ta khi ta đã thực sự trở nên thân thiết và quan tâm nhau.

>>> Xem thêm bài viết: Demian: Câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair tại đây.

Tiểu thuyết Hoàng Tử Bé

Đọc Hoàng Tử Bé có một điều đặc biệt. Đó là mỗi chúng ta sẽ có một cảm nhận riêng trong từng hoàn cảnh, lứa tuổi đọc khác nhau. Mỗi lần đọc là một cảm xúc khác. Sự trong sáng của cậu hoàng tử khiến người ta rung động.

Dịch giả Bùi Giáng gọi đây là “tác phẩm thơ mộng nhất và u uẩn nhất” trong những tác phẩm của Saint Exupéry.

Hiện nay có rất nhiều ấn phẩm khác nhau mà ta có thể lựa chọn. Đặc biệt tác phẩm còn được chuyển thể thành phim và hoạt hình nữa. Nếu như bạn muốn gặp lại Hoàng tử bé một lần nữa, bạn có thể tìm đọc cuốn Hoàng tử trở lại của nhà văn người Argentina A.G Roemmers.

Tác giả Antoine de Saint Exupery

Antoine de Saint Exupery (29/06/1900 – 31/07/1944) là một nhà văn và phi công người Pháp. Các tác phẩm chủ yếu của ông kể về những chuyến bay và được lấy cảm hứng từ cuộc đời làm phi công của ông. Ông dành được giải thưởng Femina vào năm 1931 và Giải thưởng lớn cho tiểu thuyết của Viện hàn lâm Pháp vào năm 1939. Một số tác phẩm của ông: Người phi công (1926), Chuyến thư miền Nam (1929), Bay đêm (1931),…

Theo đanh giá của mình thì đây là một cuốn sách hay mà các bạn nên đọc, hãy mua tại đây để ủng hộ blog con học giỏi các bạn nhé. Thanks mọi người nhiều. 😆 

Xem giá bán tại Fahasa

CTV: ĐỖ NGỌC DIỆU ANH

12
Để lại bình luận

avatar
100
6 Comment threads
6 Thread replies
0 Followers
 
Most reacted comment
Hottest comment thread

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  Subscribe  
Notify of
Lê Mai Anh
Guest
Lê Mai Anh

Hay quá! Cám ơn ad đã rì viuuu 😘

Hoàng Thanh Bình
Guest
Hoàng Thanh Bình

Thích bài mấy bài review của blog lắm! Lúc nào blog review cuốn Gọi em bằng tên anh (Call me by your name) đi ạ 😭

Sách là nguồn sống
Guest
Sách là nguồn sống

Một quyển sách kinh điển. Bất kì độ tuổi nào cũng có thể đọc được tác phẩm. Bài viết trên phân tích khá kĩ và sâu, đủ để cho tôi có thêm một quan điểm mới.

Đường Nguyễn
Guest
Đường Nguyễn

Tôi đang phân vân không biết có nên mua tặng con gái cuốn này ko ?cho đến khi đọc bài này ,tôi quyết định mua tặng con và chia sẻ cho con cùng đọc bài này .Bài viết rất hữu ích .

Quỳnh Hoa
Guest
Quỳnh Hoa

Bài viết chi tiết, hình ảnh đẹp, trích dẫn hay ⭐⭐⭐⭐⭐

Konpeishy
Guest
Konpeishy

Love this so much X333