Mắt Biếc – Câu chuyện tình day dứt đẹp và nhiều nước mắt
REVIEW SÁCH

Mắt Biếc – Câu chuyện tình day dứt đẹp và nhiều nước mắt

Mắt Biếc là một tác phẩm văn học được bình chọn hay nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được dịch giả Kato Sakae dịch sang tiếng Nhật để giới thiệu với độc giả. Tính đến nay, đã có nhiều tác phẩm lớn của Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành phim và gây tiếng vang lớn. Như “Kính vạn hoa, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua”, nhưng có lẽ, Mắt Biếc vẫn là sự lựa chọn được kỳ vọng bậc nhất.

Tại sao lại như vậy, hãy cùng con học giỏi giải đáp các bạn nhé  😆 

Mắt Biếc – Ngày xưa có một chuyện tình          

Có thể nói, Mắt Biếc là một câu chuyện tình buồn day dứt không chỉ với ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh mà cả nền Văn học việt nam. Từ lâu, tác phẩm này đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng mỗi độc giả.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được biết đến với những tác phẩm dành cho tuổi mới lớn, gắn lền với làng quê và tuổi học trò. Mắt Biếc đến nay là nỗi buồn của mỗi độc giả, nhưng là nỗi buồn đẹp.

Mắt Biếc mở đầu với tuổi thơ của Ngạn, một cậu bé thuộc trường phái cổ điển đem lòng yêu cô gái mang xu hướng hiện đại Hà Lan. Hai người bên nhau từ thời cởi truồng tắm mưa, những ngày tiểu học giành cái trống trường, cho đến những tháng ngày lặng lẽ làm đôi bạn cùng tiến, và mối lương duyên ấy vẫn nối tiếp đến khi họ trưởng thành và mãi mãi…

Trái ngược với Ngạn, một chàng trai thích những gì cổ điển, những gì rụt rè, những gì âm thầm, những mối tình câm, sâu lắng. Thì trong “Mắt Biếc”, Hà Lan mang danh cô gái miền quê xa xứ, nhưng lại đặc biệt mến thương chốn xa hoa thị thành. Cô dường như được sinh ra để dành trọn tình yêu cho những gì đẹp đẽ ở thành phố, nơi mà Lan lần đầu tiên đi học đã quay về miêu tả rằng “đó là nơi huyền ảo, đẹp lung linh gấp trăm lần quê mình”.

Hà Lan phá cách, lớn trước tuổi. Đáng tiếc, Hà Lan trong Mắt Biếc không tránh được sự cám dỗ xa hoa nơi thị thành và ngả vào vòng tay của Dũng ở độ tuổi trăng tròn, và sống chết với mối tình ấy một cách hết sức ngây thơ, nhàm chán dù biết Dũng là một chàng trai không đứng đắn.

 Và dĩ nhiên là 2 con người ấy, vốn ngay từ đầu định mệnh đã an bài rằng họ chỉ có thể làm bạn chứ không thể đến được với nhau. Nhưng tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan không bao giờ phai nhòa, đó là tình yêu thầm lặng. Về sau, Ngạn lại tận tình chăm sóc và thân thiết với Trà Long, con bé có đôi mắt của mẹ, lòng hướng về Ngạn và Đo Đo.

Khác với những tác phẩm văn học khác là đều có một kết thúc có hậu. Với Mắt Biếc sau cùng đều là sự phân ly, cứ ngỡ là món quà đền đáp hóa ra chỉ là ly rượu đắng chỉ làm nhớ lại và yêu thêm. Thương Ngạn, tiếc cả một tấm lòng của một chàng trai làng quê hoang dại.

Trong sách Mắt Biếc của Nguyễn Nhật Ánh, nhiều người có thể trách vài nhân vật. Nhưng với tôi thì tất cả nhân vật của Mắt biếc  đều đáng thương. Nên tôi quyết định sẽ khai thác mỗi nhân vật theo cách khác so với sách. Tôi mong các nhân vật sẽ nhận được sự đồng cảm từ khán giả – Victor Vũ chia sẻ.

Mắt biếc là dự án điện ảnh Việt hiếm hoi thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả ngay từ thời điểm phim khởi quay. Tác phẩm của Victor Vũ trở thành tâm điểm của chờ đợi vì được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, vốn gắn bó với nhiều thế hệ độc giả.

Câu hỏi “Mắt Biếc của Victor Vũ sẽ khác nguyên tác văn học như thế nào?” từng là thắc mắc của nhiều người. Sau khi phim chính thức ra rạp, những độc giả yêu thích Mắt Biếc của Nguyễn Nhật Ánh đã có câu trả lời cho riêng mình. Vậy đâu là sự khác biệt trong Mắt Biếc giữa sách và điện ảnh, mời các bạn hãy đọc tiếp phần dưới đây nhé  😆 

Mắt Biếc – những ngóc ngách mà trang sách chưa từng được nhắc đến

Mắt Biếc, tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nổi tiếng với bao thế hệ người đọc Việt Nam, là hiện thân của biết bao chàng trai với những mối bi tình vụn dại. Gần như mỗi chúng ta, mỗi khi xem xong đều cảm thấy Ngạn, thấy Hà Lan, hay thậm chí là Dũng và Trà Long, luôn hiện hữu xung quanh mình. Mỗi nhân vật đều có những góc khuất của mình, đặc biệt là trong chuyện tình cảm, liệu rằng ai đúng ai sai?

Ngạn – chàng trai dành cả cuộc đời chỉ để thương một người

Mắt Biếc

Ngạn, người con trai dành cả tuổi thơ (lẫn tuổi trẻ, nếu không muốn nói là cả đời) để thương một người. Là chàng trai si tình đến thương tâm! Ngạn thương Hà Lan bằng sự ngây ngô chân thành của trẻ thơ, đến sự nhún nhường và sợ mất mát của tuổi thiếu niên, và khi đã bước đến tuổi trưởng thành, đã chuyển thành sự bao bọc và chở che cho người con gái quan trọng nhất của cuộc đời mình.

Có một tác phẩm, nhân vật nam chính của tác phẩm đó từng nói “thật sự ta không còn tâm trí đặt ai khác vào trái tim này nữa rồi”. Điều đó không khác gì mấy so với Ngạn! Dường như thương Hà Lan là điều duy nhất Ngạn có thể sau việc thương làng Đo Đo. Một bên là nơi chôn nhao cắt rốn, một bên là tri kỉ tâm giao.

Mắt Biếc

Là Ngạn chưa từng dành cho Hà Lan một lời tỏ tình chính thức, là Ngạn mà nếu nơi rừng sim năm đó chịu nói thẳng với Hà Lan “Ngạn thương Hà Lan” thì cô ấy sẽ ngay lập tức gật đầu, là Ngạn mà câu thổ lộ không chậm đi vài năm thì có thể cả hai sẽ có được cái kểt tròn vẹn hơn, ít nhất cho mỗi người.

Ở Ngạn tồn tại một tấm chân tình không ai chối cãi, nhưng là một tấm nhát gan mà những chàng trai hay mắc phải trong giai đoạn trưởng thành. Liệu Ngạn có thể gan dạ hơn, có thể bớt hoài niệm và suy tư hơn, liệu hàng trăm ngàn lý do, thì Ngạn và Hà Lan sẽ như thế nào?

Dẫu sao trang sách Nguyễn Nhật Ánh cũng không dẫn chúng ta về một kết thúc vui tươi, nhưng ít ra trên màn ảnh của Victor Vũ đã cho chúng ta thấy nhiều hơn một “Ngạn” chỉ biết ôm một mối bi tình.

Hà Lan – một cô gái đáng thương hay đáng trách!

Mắt Biếc

Hà Lan trên trang sách Nguyễn Nhật Ánh là hiện thân cho khát vọng thị thành, cho những ham muốn tươi trẻ. Hà Lan trong nguyên tác ấy ít có dịp được cho lên tiếng nói ra nội tâm của mình, cho những lý do phía sau hành động đó.

Cũng đúng thôi bởi truyện vốn được kể dưới góc nhìn của Ngạn. khi mà mọi thứ chúng ta được cảm thụ dưới góc nhìn của chú bé si tình bên trên, nên gần như mọi thấu cảm đều đổ dồn về Ngạn – người đau buồn vì những biến cố xảy ra trong cuộc đời của Hà Lan.

Ai cũng tranh cãi về Hà Lan, nhưng lật lại vấn đề: có phải Hà Lan chưa từng cho Ngạn cơ hội không?

Không! Có phải Hà Lan “thả thính” Ngạn không? Không! Hay thậm chí khi đã trót có thai với Dũng, Hà Lan có (được xây dựng) với hành động kêu gào chối bỏ cái thai không? Cũng không nốt.

Hà Lan đáng trách nhất là trong hành động đuổi theo người đàn ông phong lưu kia và để lại Trà Long cùng Ngạn đứng ngóng trông nhìn theo. Là lúc Hà Lan không can đảm thừa nhận Trà Long là con gái của mình với người đàn ông đó. Và cũng chính cô gái thiếu nghị lực ấy, trong tối đó đã hỏi Ngạn “Hà Lan tệ lắm đúng không?”. Hà Lan tệ, vì Hà Lan vẫn luôn theo đuổi giá trị vật chất mà quên đi những người yêu thương mình thật sự . Nhưng điều đó đúng hay sai? Phải chăng tự chúng ta mới có quyền đưa ra câu trả lời.

Hơn ai hết, người trong cuộc mới hiểu giá trị của đồng tiền. Hơn cả, tiền mà Hà Lan kiếm ra là cho mẹ, cho Trà Long. Ít nhất trên màn ảnh, Hà Lan là cô gái biết làm, biết tư duy, biết bản thân mình muốn gì! Và đặt trong giai đoạn đó, Hà Lan là một cô gái có chính kiến, có mục đích cuộc sống rõ ràng, có lẽ chính điều đó là cô khổ đi nhiều. Chính Hà Lan trong phim được trao cho câu thoại “nhìn Trà Long, Hà Lan chỉ thấy lỗi lầm của mình. Còn nhìn Ngạn, Hà Lan chỉ thấy những gì mình đã bỏ lỡ”.

Mắt Biếc

Cũng chính cô gái đó, đã khẳng định không dưới một lần về việc: Hà Lan không thể đến với Ngạn, phần vì Ngạn quá tốt, phần vì cả hai đã biết quá nhiều về nhau. Có lẽ, “friend-zone” cũng đến thế thôi. Phải cảm ơn Victor Vũ, vì đã trao cho Hà Lan cơ hội được nói ra nhiều hơn trên trang sách, trao cho Hà Lan chìa khóa tự định đoạt cuộc đời mình. Ở Hà Lan, chúng ta thấy một cô gái thuở thiếu niên trọng vật chất, để rồi sai lầm, nhưng rồi sau đó cô ấy đứng lên từ chính sai lầm đó và đối mặt làm lại cuộc đời. Cô gái đó không hẳn đáng trách, nhưng lỗi lầm một thời cũng không đủ khiến cô ấy đáng thương hơn.

Hà Lan đã từng mở lòng với Ngạn?!

 Trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, tình cảm mà Ngạn dành cho Hà Lan đúng nghĩa đơn phương. Nó chưa từng được đền đáp dù chỉ một lần. Đến mãi sau này, khi đã đi qua những sai lầm của tuổi trẻ, Hà Lan vẫn quyết không chọn Ngạn. “Ngạn tốt quá”, Hà Lan luôn nói vậy, và chỉ muốn quan hệ của cả hai dừng ở mức tình bạn.

Ở điện ảnh, nhờ những đất diễn riêng biệt mà đôi khi câu chữ không tả được, Victor Vũ đã đưa vào những tình tiết thể hiện Hà Lan từng mở lòng với Ngạn. Do vậy, dẫn đến kết luận của một số khán giả rằng Ngạn quá nhút nhát, cực kỳ nhút nhát và đó là lý do anh mất Hà Lan.

Trà Long – cô bé là một hiện thân hoàn hảo hơn của mẹ mình

Mắt Biếc

Nếu chúng ta nói Hà Lan là cô gái thị thành, không dành nhiều tình thương cho làng Đo Đo, thì Trà Long chính là phiên bản “nâng cấp” hơn của mẹ mình! Khi cô vừa hoạt bát lanh lợi, vừa chủ động táo bạo, vừa dung dị yêu quê hương. Nếu người khác khen một Dũng “trai hư” phong trần và Ngạn “trai tốt” hiền hòa, thì cũng không khác mấy so với phép so sánh “Hà Lan” tân thời thị thành và “Trà Long” dung hòa tốt đẹp nét cổ điển lẫn tân thời tươi vui.

Trà Long cũng là một bài toán nâng cấp của Victor, khi cô không chỉ giỏi giang tháo vát, mà còn có trách nhiệm và tình yêu nhiệt thành dành cho Đo Đo – điều mà mẹ cô thiếu hụt. Trà Long của Victor là cô gái dám yêu dám bỏ, dũng cảm yêu, dũng cảm khóc, dũng cảm đối mặt “người mà chú Ngạn yêu chỉ có mẹ thôi”. Chính Trà Long còn là yếu tố giúp đẩy cái kết của phim lên đỉnh điểm vào đoạn cuối, giải quyết câu chuyện mà truyện còn dở dang.

Nếu Trà Long hiện hữu ngoài đời, hẳn ai cũng dành cho người con gái này một cái ôm, lặng lẽ xoa đầu “Trà Long làm tốt lắm rồi”. Ai lại đi tiếc một cái ôm đầy chân thành cho người con gái dũng cảm và độc lập như thế?

Dũng – người con trai thành thị được thêm đất diễn

Mắt Biếc

Cũng như Hà Lan, Dũng đã được Victor cho thêm đất diễn để khán giả cảm thụ thêm về nhân vật này, như việc Dũng quay lại tìm đón Hà Lan sau khi bị Ngạn đánh. Cũng là một chút tình cảm của Dũng đi? Dẫu không biết rằng đó là chút tình thương của Dũng dành cho Hà Lan, hay là việc “luyến tiếc” một cô gái từng là “người của mình”?

Một chi tiết khác trong phim khiến Dũng ít xấu xí hơn: hành động đưa tay kéo Ngạn dậy sau trận ẩu đả của hai người đàn ông! Với đàn ông, hành động kéo tay đối thủ dậy sau mỗi trận chiến luôn là hành động đẹp, tinh thần thượng võ, không coi nhẹ địch, và thể hiện sự khảng khái của mình. Dũng chính xác đã hành động như thế!

Có lẽ chúng ta chỉ nói Dũng là tay chơi xấu, khi Dũng vờn với nhiều cô gái, khiến Hà Lan có thai, nhưng Dũng lại chưa hề ruồng bỏ Hà Lan, chí ít Dũng đã từng năn nỉ bố cho cưới Hà Lan. Họa chăng chính thời đó, việc “ăn cơm trước kẻng là sai lầm tày trời”, đã là tư duy giết chết cuộc hôn nhân của Dũng – Hà Lan.

Nếu là thời nay, là thời đại của mấy mươi năm sau, cả hai có thể tiến đến một cuộc hôn nhân, dẫu có thể chỉ là trên danh nghĩa thôi, nhưng vẫn không phải là cảnh Hà Lan một mình sinh con trong lặng thầm, cô có thể nắm tay Dũng và sinh ra Trà Long. Và sau đó? Có thể cả hai cũng ly hôn thôi vì làm gì có tình yêu?

Hồng – tấm gương phản chiếu cho chính Ngạn!

Mắt Biếc

Hồng – nhân vật nhỏ được thêm vào một cách đặc biệt này, lại là điểm sáng trong nhất phim! Hồng chính là hiện thân của Ngạn – người mình thương chưa chắc đã thương mình, người mình chờ chưa chắc sẽ đáp lại mình.

Ngạn thương Hà Lan, cả thế giới biết, Hà Lan biết, nhưng không thể là không thể. Bên nhau như bạn bè đã là tốt nhất cho cả hai.

Hồng thương Ngạn, cả thế giới biết, Ngạn đã từng không biết, nhưng rồi sau đó biết rồi thì sao? Vẫn là không thế! Ngạn trường hợp này cũng như Hà Lan cả thôi: không thể chấp nhận chung sống với người mình không có tình cảm trai gái.

Ở Hồng có là cú tát cho chính Ngạn, khi thẳng thừng thốt lên “một mình Ngạn mắc kẹt lại với Đo Đo là đủ rồi. Ngạn thương người ta nhưng người ta có để cho Ngạn thương không”? Những gì Ngạn không dám đối mặt, Ngạn chôn vùi chặt nhất, chính là bị nhân vật này phơi bày ra. Không nhiều, không ít, vừa đủ để làm đầy thêm cảm xúc cho khán giả.

Điểm sáng trong Mắt Biếc – Có lẽ là mối tình giữa Trà Long & Ngạn

Anh chàng Ngạn cũng tương tự như một gã sư thúc có tên là “Ân Lê Đình” trong bộ phim kiếm hiệp “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” của Kim Dung. Gã yêu mẹ, nhưng rồi lại kết hôn với con gái là “Bất Hối”. Tất nhiên đó là kiếm hiệp, nơi chàng và nàng gặp nhau chỉ một giây phút thôi là đã ôm mối tình si.

Còn với “Ngạn và Trà Long” – cô con gái 16 tuổi của Hà Lan ngày nào, thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Điểm sáng trong câu chuyện là khi Trà Long ôm mối tình với ông giáo làng là Ngạn, quyết chí học thành tài và về quê làm cô giáo, để kết duyên cùng Ngạn. Một nỗ lực đẹp, vượt qua mọi tuổi tác và thời gian, thậm chí là luân thường đạo lý. Thế nhưng Ngạn chợt tỉnh ngộ rằng mình thực chất chỉ coi Trà Long là một phiên bản thay thế của Hà Lan. Và anh chọn cách ra đi, dũng cảm nhưng cần thiết.

Không giống như vị đại hiệp ở trên đỉnh Quang Minh đòi năm lần bảy lượt giết cha của Bất Hối vì lý do yêu người mẹ của cô, nhưng rồi cưới cô gái kia ngay lập tức khi nàng ngỏ lời. Tình yêu của Ngạn với Hà Lan thực sự đậm sâu hơn cái vị đại hiệp “Ân Lê Đình” trên núi Võ Đang kia rất rất nhiều lần.

Mắt Biếc

Nó thể hiện trong đoạn:

 “Đêm đó, tôi lặng lẽ và ngậm ngùi thu xếp đồ đạc. Ngày mai tôi sẽ ra đi, tôi sẽ rời làng. Hẳn mẹ tôi sẽ buồn, mẹ Hà Lan sẽ buồn. Và Hà Lan, khi biết được chắc cũng sẽ buồn lắm. Nhưng tôi biết làm gì khác hơn. Tôi cứ ngờ tình tôi xưa đã tắt, chiều hôm qua tôi bỗng thảng thốt nhận ra nó vẫn cháy trong lòng. Tôi đã tê tái hiểu ra mối tình tôi với Trà Long chẳng qua chỉ là sự nối dài của mối tình tôi với Hà Lan qua một hình bóng khác. Cứ nghĩ đến cảnh ôm Trà Long trong tay mà lòng cứ ngỡ đang hôn Hà Lan đắm đuối, tôi rùng mình, nghe lạnh toát sau lưng.”

Mắt Biếc – Kết cục buồn và sự chia ly

Kết cục trong Mắt Biếc đã đúng với lời của bà nội Ngạn

Ngạn: Lớn lên con muốn lấy Lan làm vợ

Bà Nội:

Con bé đó dễ thương, mắt nó đẹp,..

 Nhưng mắt biếc, nội sợ…

Ngạn: Nội sợ gì?

Bà Nội: Con bé lớn lên, sau này sẽ khổ”.

Với nhiều người thì Mắt Biếc là một câu chuyện buồn và kết thúc không có hậu. Nhưng với quan điểm của cá nhân mình thì đó là một kết thúc đẹp cho một chuyện tình.

Điều đó cũng giống với tác phẩm “Omelas”, sự lựa chọn giữa ở lại và rời đi. Mình ra đi để mang lại hạnh phúc cho người khác, đó là một sự hy sinh, một tình yêu cao cả. Hay như Tiểu Long Nữ quyết định nhảy xuống đáy Tuyệt tình Cốc và để lại lời nguyền 16 năm sau tái ngộ với Dương Quá trong  “Thần Điêu Đại Hiệp” của Kim Dung.

Đến sau cùng thì, “tình yêu, không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhìn về một hướng” – Saint-Exupéry.

Mắt Biếc

So với tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, thì Mắt Biếc chân thực, hợp lý và có hồn hơn, không đẹp một cách thái quá hay mang nặng tính sắp đặt. Có điều, phần hình ảnh rực rỡ và ấm áp có phần chưa phù hợp với tâm trạng buồn bã xuyên suốt, chưa thể hiện được tâm trạng của các nhân vật tại các phân cảnh đòi hỏi miêu tả tâm lý phức tạp.

Trong Mắt Biếc, tác giả gửi gắm nhiều hơn cho tình yêu, đó là tình yêu xứ sở. Nếu như trong trang sách của Nguyễn Nhật Ánh, câu chuyện khép lại với vài dòng tâm thư của Ngạn gửi cho trà Long để lên đường, thì trong phim đó là sự kết thúc của riêng Ngạn và Hà Lan. Kết thúc gắn liền với nguyên tác trong tình yêu “ có không giữ mất đừng tìm”. Khi Hà Lan không kịp níu chân Ngạn ở lại, khi con tàu đã rời xa, Hà Lan ở lại, nhìn theo và khóc…

Và đó là những giọt nước mắt dành cho Ngạn, sau hơn 30 năm si tình, Hà Lan đã bỏ lỡ hai điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình “Một là chuyến xe cuối cùng vè nhà, hai là người thương ta nhất”.

Tất cả là do góc nhìn của mỗi người, bạn đã đọc sách và cũng đã xem bộ phim này rồi thì hãy để lại góc nhìn của mình tại bình luận bên dưới nhé. Nếu chưa xem, thì Mắt Biếc là một điểm nhấn thú vị cuối năm 2019 dành cho bạn đấy J

Mắt Biếc được khởi chiếu chính thức vào ngày 20.12.2019 tại các hệ thống rạp Galaxy Cinema.:3

Nếu bạn muốn đọc sách để hiểu rõ hơn từng nhân vật thì mua quyển sách “Mắt Biếc” tại đây ủng hộ blog con học giỏi nhé. Cám ơn mọi người nhiều  🙄  😆  🙄 

XEM GIÁ BÁN TẠI TIKI

5
Để lại bình luận

avatar
100
4 Comment threads
1 Thread replies
0 Followers
 
Most reacted comment
Hottest comment thread

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  Subscribe  
Notify of
Hồng Ngọc
Guest
Hồng Ngọc

Hôm qua tui mới xem Mắt Biếc, đọc bài review như này thấy cực kì thích luôn.Phân tích rất chi tiết💯

Minh thảo
Guest
Minh thảo

Bài viết thực sự làm tôi ngạc nhiên

Shimmy
Guest
Shimmy

Bài viết hay quá

Umi
Guest
Umi

Ơ bài này cũng hay thế 🥰