Mô hình giáo dục STEM-Trẻ học được gì theo định hướng STEM?
Bản Tin Giáo Dục

Mô hình giáo dục STEM-Trẻ học được gì theo định hướng STEM?

Mô hình giáo dục STEM không còn là cụm từ lạ lẫm với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay. Nhưng giáo dục STEM tại Việt Nam thì có lẽ chỉ mới thịnh hành trong 1 vài năm trở lại đây.

Nếu muốn con bạn không bị đào thải trong quá trình tiếp cận với các công việc tương lai, cũng như có môi trường phát triển tốt nhất trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp đang “càn quét”, thì việc tiếp cận mô hình giáo dục  STEM trong quá trình học là việc cần phải làm ngay…

Vậy mô hình giáo dục STEM là cái thứ khỉ gì mà ghê vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cặn kẽ qua những gì mình trình bày ngay dưới đây nhé! Cùng đi nào. 🙂

Mô hình giáo dục STEM là gì?

STEM là cụm từ viết tắt của một hình thức giáo dục mới hướng đến kinh tế tri thức với sự kết hợp của 4 lĩnh vực, bao gồm:

Khoa Học (Science), Công Nghệ (Technology), Kỹ Thuật (Engineering) và Toán Học (Math)

nhằm mục đích trang bị cho học viên bộ kỹ năng và kiến thức kết hợp ở 4 mảng trên để đào tạo những thế hệ đón đầu xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

mô hình giáo dục stem
                                                             Mô hình giáo dục stem ngày càng được nhân rộng

Cụm từ STEM thoạt nghe có vẻ lạ với nhiều người nhưng thật ra hình thức giáo dục này 2 năm nay đã được Bộ GD-ĐT đưa vào thành chương trình ưu tiên giáo dục của các Sở GD và đã được thí điểm tại gần 20 trường tiểu học và THCS.

Vì sao mô hình giáo dục STEM là xu thế phát triển trong giáo dục trẻ em?

Thoạt nghe cái tên có vẻ STEM nhằm đào tạo ra những thế hệ “giáo sư”, “nhà khoa học”, “chuyên gia”. Thật ra cũng không sai, nhưng chưa đủ.

Nếu khả năng của bé trong những lĩnh vực có xu hướng phát triển tốt, thì việc trở thành nhà khoa học có gì lại không tốt nhỉ?

Nhưng thật ra mục đích chính của hệ thống này có thể nói gọn là: “Thực tế hóa” những mớ kiến thức khô khan trong giáo trình của bé, hướng đến sát hơn với cái đích cuối cùng là khả năng hành động và giải quyết vấn đề thực thông qua áp dụng kiến thức.

Chứ không phải mục đích tạo ra thế hệ “máy móc” chạy đều đều từ đầu đến cuối không chút sáng tạo gì…

mô hình giáo dục stem hướng đến tối ưu hóa năng lực của bé
                                                  Mô hình giáo dục stem hướng đến tối ưu hóa năng lực của bé

Giáo dục tích hợp STEM là phương thức giáo dục tích hợp tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng lý thuyết đã học, đề cao việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ.

Trẻ sẽ được thực tế hóa các kiến thức lý thuyết thông qua các bài tập, tình huống, vấn đề thực tế yêu cầu kỹ năng tìm tòi, chọn lọc và thực thi để giải quyết khó khăn đặt ra,

Qua đó giúp khắc sâu kiến thức khoa học thông qua hành động thực tiễn chứ không học thuộc lòng như phương thức giáo dục truyền thống.

mô hình giáo dục stem -bé sẽ học qua việc tự thực hành
                                        yếu tố thực hành sẽ được chú trọng hàng đầu ở mô hình STEM

Ngoài ra, không có một giới hạn cụ thể cho phương thức bé chọn để xử lý vấn đề đó.

Để vượt qua thử thách thì bé cần nắm được bản chất kiến thức mình được học để chọn lựa phương án tối ưu.

Và bất kỳ phương án sáng tạo nào đều được xem xét và đề cao, miễn là giải quyết tốt bài toán đặt ra.

Tại sao các quốc gia đang hướng tới mô hình giáo dục stem?

Phương thức giáo dục này được viết tắt là STEM, chứ không phải là S, T, E, M. Nghĩa là phối hợp 4 lĩnh vực trên để đưa bé vào điều kiện học tập và thực hành tốt nhất.

Các lĩnh vực bổ trợ cho nhau chứ không tách rời để tạo hiệu ứng riêng biệt.

4 yếu tố stem liên kết chặt chẽ với nhau
                                                            4 yếu tố gắn kết cấu thành nên mô hình giáo dục STEM

SCIENCE (Khoa Học):

“một mớ lằn nhằn”, “một đống lý thuyết”,…Đây là những cụm từ thường được “phát ngôn” dành riêng cho môn này. Nhưng đó là với giáo dục truyền thống.

Còn với STEM thì sao? Dĩ nhiên cái sự “khó hiểu” và “rắc rối” là không tránh khỏi, vì đó là khoa học, khoa học buộc phải thế.

Nhưng với hệ thống STEM thì cách tiếp cận sẽ nhẹ nhàng và hướng tới thực tế giải quyết vấn đề hơn.

Tức là sự thay đổi sẽ đến từ kiến thức được chắt lọc + trình bày đơn giản và tối ưu hóa hết mức có thể.

yếu tố khoa học trong mô hình giáo dục stem
                                                 Khoa học sẽ không còn là gì đó quá đáng sợ với bé

Đồng thời cách truyền đạt tới học sinh sẽ đảm bảo hộ trợ tối đa quá trình học hiểu và khả năng “lấy kiến thức” ra để dùng bất cứ khi nào cần, không máy móc và không rập khuôn, không đảm bảo sẽ trơn tru như kiến thức mầm non nhưng đảm bảo đặt tính hiệu quả lên hàng đầu!

TECHNOLOGY (Công Nghệ):

Khi mà cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” phát nhan nhản trên tivi hay facebook mỗi ngày thì chúng ta cũng biết quá rõ rằng thế hệ chúng ta là thế hệ đón đầu cái cuộc cách mạng này.

Và thế hệ sau của chúng ta là “đón giữa”, hay nói đúng hơn là rất có thể điểm phát triển mạnh nhất của 4.0 rơi vào thế hệ con em chúng ta.

yếu tố kỹ năng trong mô hình stem
Thế hệ sau của chúng ta là lứa phát triển mạnh nhất thời đại 4.0

Và dĩ nhiên ở thời điểm đó nếu không thích ứng được thì chỉ có thể bị đào thải, và dĩ nhiên sự trang bị từ bây giờ là chẳng có gì phải chần chừ.

Với mô hình giáo dục STEM thì sẽ chú trọng khả năng tiếp cận, học mới và ứng dụng công nghệ của bé.

Theo nghiên cứu được đưa ra thì khả năng trẻ em tiếp cận công nghệ tốt hơn người lớn rất nhiều vì đặc thù độ tuổi đang ở giai đoạn tò mò khám phá mạnh mẽ nhất.

bé luôn tò mò với công nghệ-mô hình giáo dục stem
                                Tò mò và nhạy cảm với công nghệ là thế mạnh cần được phát triển ngay của bé

Công nghệ ở đây có thể chưa phải những thứ cao siêu mà chúng ta thường nghe như AI hay Blockchain, mà chỉ đơn thuần là kỹ năng tin học cơ bản, máy tính hay mạng internet để áp dụng kiến thức bài học.

Chẳng phải rất nhiều doanh nhân công nghệ thế giới đều có một tuổi thơ vọc vạch máy tính sao? Vậy ngại gì chúng ta không cho con em mình thử nhỉ :)))

ENGINEERING (Kỹ Thuật):

Cái này khác gì với “công nghệ” ở phía trên nhỉ?

Khác chứ, Công Nghệ là yếu tố được áp dụng để tối ưu hóa quy trình cho bé, hay nói cách khác là giúp làm nhanh hơn, dễ hơn, hiện đại hơn.

Nhưng dĩ nhiên căn bản vẫn là kỹ thuật làm việc, phải có kỹ thuật làm tốt thì mới áp dụng công nghệ để tối ưu.

yếu tố kỹ thuật trong mô hình giáo dục stem
kỹ năng thực hành là yếu tố hàng đầu trong phát triển năng lực cạnh tranh cho bé

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong 3 yếu tố mình có đề cập trong bài viết và cũng là yếu tố cần môi trường cải thiện nhất của thế hệ trẻ hiện nay, đây là yếu tố quyết định để coi sản phẩm làm ra của bé có ra cái gì hay không.

Nếu bé có được môi trường giáo dục sớm về yếu tố này, khả năng tự phát triển của bé sẽ được đẩy mạnh và không có giới hạn.

Với STEM thì bé sau khi được trang bị kiến thức, đã tư duy được cần phải làm gì, thì sẽ đến bước thực hành, bước kỹ thuật tự làm và phối hợp các bạn cùng làm được phát huy.

Và không những khả năng xử lý được cải thiện, bé cũng sẽ hứng thú hơn với giờ học vì được trải nghiệm những thứ mới và tự tay thực hành những điều mình vừa học, không phải ngồi 1 chỗ nghe giảng và giảng, “ở độ tuổi này mà bắt nó ngồi 1 chỗ không chán thì cũng mệt”…

sự xao nhãng trong giờ giảng bài là khó tránh khỏi
                                                việc chỉ ngồi và nghe giảng suôn thật sự rất mệt

MATH (Toán Học):

Toán học từ muôn thuở đã là môn không thể thay thế trong hệ thống giáo dục truyền thống, và ở STEM cũng thế.

Toán học là môn được ưu tiên hàng đầu nhằm rèn luyện khả năng tư duy logic cho bé, khả năng suy nghĩ tìm giải pháp và kết nối các kiến thức với khó khăn cần giải quyết.

Nói dễ hiểu như là:

Khoa Học là cái mớ kiến thức tích tụ trong đầu bé,

Kỹ Thuật là khả năng và các hành động bé làm để giải quyết đề bài,

Công Nghệ là sự phát triển của máy móc để bé áp dụng giúp làm nhanh hơn, dễ hơn.

Thì Toán Học là cái logic và suy luận mà bé dùng để kết nối 3 cái ở trên với nhau. Là cầu nối đưa từ kiến thức đến hành động đến tối ưu hành vi để tạo kết quả tốt nhất.

Giáo dục truyền thống đã làm tương đối tốt yếu tố này, nên với STEM thì nhìn chung nguồn kiến thức thì không có gì khác, sự thay đổi chỉ đến ở cách thức truyền đạt để tăng sự dễ hiểu và dễ áp dụng cho bé.

Các bài toán sẽ hướng thực tiễn hơn, được minh họa bằng các hình ảnh và video giúp tăng hứng thú học hơn.

yếu tố toán học trong mô hình giáo dục stem
                             Mô hình STEM mang lại cách tiếp cận và truyền đạt mới cho môn toán học

Ngoài ra mô hình giáo dục STEM còn áp dụng các phương pháp học toán mới và thú vị của các nền giáo dục tiên tiến như FingerMath, Soroban, TouchNmath,….

Với mục đích không phải để tạo thói “học vẹt” cho bé, mà cái đích là các phương pháp tham khảo giúp đa dạng bài học, thúc đẩy quá trình tính toán và suy luận logic đưa ra quyết định của bé, hay nói cách khác là làm cái “cầu nối” ấy vững chắc và trơn tru hơn ^^

Vài câu hỏi bên lề về mô hình giáo dục STEM sau khi bạn đọc đến đây 

“Ủa thế các môn học kia thì sao, bỏ à??”

=> Dĩ nhiên không, STEM là hình thức giáo dục tiên tiến nhằm mục đích bổ trợ cho giáo dục truyền thống chứ không phải xóa sổ nó.

Những bé được tiếp cận thêm hình thức này sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn và năng lực phát triển nhìn chung sẽ cao hơn so với các em chỉ tiếp cận giáo dục truyền thống.

Nhược điểm của giáo dục truyền thống là các môn học cách ly và biệt lập với nhau, hoặc đôi khi có chủ đích gắn kết nhưng học sinh lại không tạo được mối gắn kết đó.

Ngoài ra kỹ thuật và công nghệ lại chưa được chú trọng, dẫn đến sinh viên ra trường hiện nay với khả năng kiến thức cực tốt nhưng kỹ năng áp dụng lại bằng không.

Và phương pháp giáo dục STEM được các nền giáo dục áp dụng để giải quyết vấn đề đó.

giáo dục stem đổi mới cách dạy và học
STEM không phủ định giáo dục truyền thống, mà đem lại cách tiếp cận mới và bổ trợ hiệu quả hơn.

“Phương pháp dạy học STEM chỉ phát triển 4 kỹ năng này thôi sao?”

Dĩ nhiên không, đây là 4 kỹ năng cơ bản cần được tối ưu nhất trong kỷ nguyên 4.0 và nó sẽ làm nền tảng cho các kỹ năng khác được phát triển bổ sung đi kèm.

Ví dụ trong lúc học Khoa Học và Toán Học, bé sẽ được rèn thêm tư duy phản biện, tư duy số hóa,..

Trong quá trình thực hành với kỹ thuật và công nghệ, bé sẽ được rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc và hợp tác với bạn cùng làm, kỹ năng học mới công nghệ, kỹ năng theo dõi quá trình và xử lý sự cố,….

mô hình stem kích thích phát triển đa kỹ năng
STEM có 4 nhân tố chính, nhưng lại kích thích phát triển đa kỹ năng cho bé

=> Và một điều vô vô cùng quan trọng mình đã nói là 4 chữ cái này viết nối liền nhau, tức là để bé đạt hiệu quả tốt nhất thì 4 yếu tố này được kết nối và gắn chặt, hỗ trợ cho nhau để bổ trợ kiến thức

Và cùng hướng đến cái đích cuối cùng của giáo dục tri thức đó là áp dụng thực tế để giải quyết vấn đề tạo ra kết quả.

Bạn có thể tham khảo bài viết này về việc áp dụng mô hình STEM ở các nước phát triển, đặc biệt là các quốc gia Do Thái để hiểu rõ hơn về việc họ đã áp dụng và mang lại những thành tựu tốt như thế nào cho nền giáo dục trẻ em nước nhà.

“Hiệu quả như vậy, giáo dục STEM tại Việt Nam đã rộng rãi chưa?”

Mình phải trả lời thẳng là “Chưa“. Lý do đơn giản là vì cơ sở vật chất ở các trường học còn tương đối hạn chế, trong khi kỹ thuật và công nghệ lại yêu cầu đụng chạm đến máy móc nhiều.

Ngoài ra các giáo viên cũng chỉ được giáo dục theo giáo dục truyền thống nên nhìn chung cũng chưa có sự đồng bộ và khả năng áp dụng mô hình giáo dục STEM cho học sinh. Điều này cần thời gian để thay đổi dần.

Học STEM ở đâu?

Như mình đã giải thích ở trên, giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm và để nhân rộng STEM thì cần một khoảng thời gian.

Do vậy cách tiếp cận tối ưu của chúng ta nhất lúc này là cho bé tiếp cận với giáo dục online.

Với sự phát triển của internet thì việc tiếp cận với các phương pháp học mới ngày nay cho bé không còn khó nữa,

Và càng vui hơn khi ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp cho ra đời các ứng dụng giúp bé tự học thêm ở nhà và tuân thủ đúng tiêu chuẩn STEM, thậm chí họ còn phát triển đính kèm một loại kỹ năng tuyệt vời nữa: Tiếng Anh cho bé

học online theo mô hình stem
Các mô hình học online là lựa chọn tối ưu cho bé ở thời điểm này theo tiêu chuẩn giáo dục STEM

Vậy thì thay vì để bé nghiện đồ công nghệ vì những video vô bổ với một vài dấu hiệu mình từng đề cập, thì sao chúng ta không tạo điều kiện cho bé tiếp cận đồ công nghệ một cách thông minh hơn, hiệu quả cho học tập hơn, giúp bé vừa giỏi hơn vừa vui hơn nhỉ?

Trong thời gian chờ đợi mô hình giáo dục STEM được áp dụng rộng rãi thì mô hình STEM online là sự lựa chọn hợp lý nhất cho câu hỏi: “học stem ở đâu?” để đảm bảo sự phát triển của bé không bị gián đoạn. 😆

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về các khóa học online định hướng phát triển bé theo mô hình giáo dục STEM đã được chứng nhận hiệu quả ở không chỉ Việt Nam chúng ta mà còn cả khu vực và toàn thế giới. Mình sẽ đính kèm dưới đây để bạn dễ dàng lựa chọn nhé:

Còn rất nhiều điều hay ho nữa mình sẽ cập nhật liên tục ở bài viết này trong thời gian tới, đừng quên theo dõi hành trình của chúng ta để chọn lựa được những điều tuyệt vời nhất cho sự phát triển của con, bạn nhé!

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cặn kẽ về mô hình giáo dục STEM, tương lai của giáo dục hiện đại, mình hi vọng bạn đã có những thông tin cần thiết và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho bé nhà mình, hẹn gặp bạn ở các bài viết tối ưu giáo dục trẻ em khác của mình!!!

Nguồn: https://byecare.com/

Xem thêm bài viết:

  • Trẻ sẽ học được gì khi tham gia khoá học theo định hướng STEM TẠI ĐÂY
  • Khoá học giáo dục sớm cho trẻ theo phương pháp Montessori TẠI ĐÂY

Để lại bình luận

avatar
100

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  Subscribe  
Notify of