Để giúp cha mẹ mở lòng chia sẻ với con trong thời điểm hạn chế tiếp xúc xã hội như thế này, có sáu điều dành cho cha mẹ giúp có thể lên kế hoạch bảo đảm dành thời gian dành cho con, trở nên tích cực, tạo ra một thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh những hành vi tiêu cực, kiểm soát căng thẳng và trò chuyện với con về dịch bệnh Covid-19. Hãy áp dụng những điều sau cho bản thân và cho lợi ích của con nhé. Và tất nhiên là hãy thực hiện nó trong niềm vui.
Mục lục
1. Dành thời gian riêng ở bên con
Tôi không thể đi làm? Trường học đóng cửa? Lo ngại về tài chính? Thực ra đó là điều vô cùng bình thường khi ta cảm thấy căng thẳng và lo lắng trong thời điểm như hiện nay.
Trường học đóng cửa vì Covid-19 cũng là một cơ hội để bồi đắp thêm tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Dành thời gian riêng ở cùng con là một cách cực kì vui và thú vị. Nó giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và an toàn, đặc biệt là giúp các con nhận thấy giá trị của bản thân.
Sắp xếp thời gian ở cùng những đứa con của mình
Ở cùng con có thể chỉ là 20 phút, hoặc lâu hơn. Tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta có thể lên thời gian giống nhau mỗi ngày trong kế hoạch để con cũng có thể sắp xếp thời gian cho riêng mình.
Hỏi con về những thứ mà chúng muốn làm
Chọn những việc mà con cảm thấy tự tin nhất. Nếu con cảm thấy không thoải mái, hãy ngồi xuống và trò chuyện với con.
Tắt TV và đặt điện thoại xuống. Đây là thời gian của “virus rảnh rỗi”. Lắng nghe điều con nói, nhìn thẳng vào con khi nói chuyện. Hãy tập trung về những điều con suy nghĩ.
Đại dịch Covid-19 kéo dài, thường thì con hay bật Tivi lên xem hoặc suốt ngày ôm lấy cái điện thoại, đấy là một điều thật tệ phải không nào.
Một gợi ý tuyệt vời là bạn có thể giúp con trong lúc này, bằng cách đăng ký chương trình học tiếng anh online cho con.
Nếu cha mẹ không biết đăng ký cho con học ở đâu trong mùa dịch Covid-19 này, thì khóa học tiếng anh online tại Kyna for kids là một lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ, hoặc thông qua phần mềm monkey junior, học tiếng anh qua truyện tranh tương tác monkey stories và toán tiếng anh chuẩn US Monkey math 😆 🙄
Một vài ý tưởng đối với trẻ em mới tập đi
- Bắt chước biểu cảm và âm thanh của con.
- Hát những bài hát thiếu nhi, tạo ra âm thanh với nồi và thìa.
- Xếp cốc giấy hoặc gỗ vuông.
- Kể chuyện cho con nghe, đọc sách hoặc cho con xem tranh ảnh.
Một vài ý tưởng đối với trẻ em lớn hơn
- Đọc một cuốn sách hoặc chỉ cho con tranh ảnh
- Vẽ cùng con bằng chì màu hoặc sáp màu
- Nhảy theo một điệu nhạc hoặc hát một bài hát
- Cùng con làm việc nhà: lau nhà và nấu ăn
- Giúp con giải bài tập về nhà, học cùng con
Một vài ý tưởng đối với trẻ em vị thành niên
- Trò chuyện về những điều con thích: thể thao, âm nhạc, nghệ sĩ, bạn bè
- Nấu một món tủ cùng nhau
- Tập thể dục trên nền nhạc yêu thích của con
2. Giữ thái độ tích cực
Thật khó để cảm thấy thoải mái khi con khiến chúng ta muốn điên lên. Chúng ta thường sẽ kiểu như “Ngừng làm việc đó ngay!” Nhưng con cái sẽ nghe lời cha mẹ nếu như chúng ta chỉ con một cách nhẹ nhàng hơn.
Nói với con cách ứng xử đúng
Hãy dùng lời nói nhẹ nhàng khi nói với con điều con cần làm. Ví dụ: “Con bỏ quần áo ra chỗ khác nhé!” Thay vì: “Đừng có bừa bộn nữa!”
Tất cả đều ở cách bày tỏ
Quát tháo con chỉ càng khiến con và bạn thêm căng thẳng và tức giận hơn. Thu hút sự chú ý của con bằng cách xưng hô đúng mực. Nói chuyện với con một cách bình tĩnh.
Hãy đặt bản thân mình ở vị trí của con
Có chắc con sẽ làm theo những gì bạn yêu cầu? Sẽ thật là khó cho một đứa trẻ có thể im lặng cả ngày nhưng trẻ có thể trật tự khoảng 15 phút khi bạn đang nói chuyện điện thoại chẳng hạn.
Khen ngợi con khi trẻ làm đúng
Hãy tập cách khen ngợi trẻ khi con hoàn thành một việc gì đó tốt. Có thể con không thể hiện ra, nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng con sẽ làm tốt ở lần tiếp theo. Điều này sẽ giúp con chắc chắn rằng cha mẹ mình có quan tâm và chú ý.
Giúp con ở tuổi vị thành niên luôn giữ các mối quan hệ
Trẻ em vị thành niên đặc biệt cần phải giữ liên lạc với bạn bè của chúng. Hỗ trợ con giữ liên hệ qua mạng xã hội và những cách an toàn đảm bảo vẫn cách ly xã hội. Đây cũng là một việc mà bạn có thể làm cùng con nữa.
3. Trở nên mạnh mẽ hơn
COVID-19 đã lấy đi công việc hằng ngày và lịch trình tại trường. Điều này gây khó khăn cho trẻ và chính bản thân bạn. Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh có thể giúp ta cải thiện hơn cuộc sống những ngày này.
Xây dựng một chế độ sinh hoạt một cách linh hoạt
- Tạo ra một kế hoạch cho bạn và con cái để có thời gian hoạt động vào thời gian rảnh rỗi. Điều nàu sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và cư xử đúng mực hơn.
- Trẻ con hay trẻ vị thành niên đều có thể sắp xếp kế hoạch cho một ngày, giống như tạo ra một thời khóa biểu tại trường vậy. Con trẻ sẽ làm theo thời gian biểu nếu như cha mẹ giúp chúng.
- Bổ sung hoạt động thể dục vào mỗi ngày. Khởi động chân tay sẽ giúp giảm căng thẳng và con trẻ sẽ có thật nhiều năng lượng tại nhà.
Dạy con giữ khoảng cách với xã hội
- Hãy để con ở nhà
- Bạn hoàn toàn có thể vẽ tranh hoặc viết thư để chia sẻ với mọi người. Treo những thành phẩm của mình lên để người khác có thể nhìn thấy!
- Bạn nên nói chuyện với con về cách trở nên an toàn những ngày này. Hãy lắng nghe những mong muốn của con và nghiêm túc nói về điều đó.
Công việc rửa tay và vệ sinh cá nhân trở nên thú vị hơn
- Tự sáng tác một bài hát dài 20 giây cho việc rửa tay. Cha mẹ hãy khuyến khích và khen ngợi con khi con rửa tay thường xuyên.
- Nghĩ ra một trò chơi xem ai chạm vào mặt ít hơn. (Mọi người hoàn toàn có thể đếm cho nhau nhé)
Bạn là một tấm gương cho trẻ học tập
Nếu như bạn duy trì giữ gìn khoảng cách an toàn và giữ gìn vệ sinh cá nhân của mình, đối xử với người khác bằng tình thương, đặc biệt là những người ốm hoặc dễ bị tổn thương, con trẻ chắc chắn sẽ học tập từ bạn.
Vào những thời gian cuối cùng của ngày, hãy dành khoảng một phút nghĩ về ngày hôm đó. Cha mẹ hãy nói với con về những điều tích cực và vui vẻ mà chúng đã làm. Dành những lời khen ngợi cho con về những việc tốt mà con đã làm hôm nay. Bởi vì con là một ngôi sao!
4. Cách cư xử đúng đối với một cách cư xử sai
Tất cả trẻ con đều đã từng có những cách cư xử sai. Đó là điều hoàn toàn bình thường nếu như con cảm thấy mệt mỏi, đói, sợ hãi hay khi phải học cách tự lập. Và chúng cũng có lúc khiến cha mẹ phát điên lên nữa khi phải ở yên trong nhà.
Chỉ bảo lại con
- Nhận ra sai lầm của con sớm và chỉ lại con cách ứng xử đúng từ một việc làm sai.
- Ngăn việc làm sai ấy trước khi nó xảy ra. Khi con bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hãy bắt đầu bằng những thứ thú vị: “Cùng chơi một trò chơi con nhé!”
Tạm dừng một lát
Cảm thấy như muốn hét thật lớn? Hãy để bản thân nghỉ ngơi 10 giây. Hít sâu và thở ra chậm rãi khoảng năm lần. Sau đó cố gắng trả lời con bình tĩnh nhất có thể. Có rất nhiều cha mẹ đã đồng tình rằng điều này giúp họ rất nhiều.
Cho con thấy hậu quả của việc mà con gây ra
Hậu quả sẽ giúp con có trách nhiệm hơn đối với những việc con làm. Con cũng sẽ có tính kỉ luật hơn. Cách này được cho là hiệu quả hơn là đánh hay mắng mỏ.
- Cho con cơ hội để tuân theo những hướng dẫn trước đó trước khi đưa ra hậu quả mà con phải chịu.
- Cố gắng giữ bình tĩnh khi cho con thấy kết quả mà con gây ra.
- Chắc chắn việc bạn yêu cầu con là hoàn toàn có thể thực hiện được. Ví dụ, yêu cầu con không sử dụng điện thoại trong vòng một tuần là điều khó có thể thực hiện được. Thay vào đó có thể nói với con bỏ điện thoại xuống trong vòng một tiếng sẽ thiết thực hơn đấy.
- Sau khi hậu quả mà con gây ra kết thúc, hãy cho con một cơ hội để làm lại và khen ngợi con về điều đó.
Duy trì 3 tips đã nói ở trên
- Dành thời gian riêng ở cùng con, khen ngợi những việc làm tốt của con và có cho mình một kế hoạch sinh hoạt phù hợp sẽ giảm thiểu những vấn đề liên quan đến cách cư xử của con.
- Để cho con có ý thức chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm. Và hãy chắc chắn rằng nó sẽ là những điều mà con hoàn toàn có thể làm. Dành những lời khen ngợi cho con!
5. Giữ bình tĩnh và kiểm soát căng thẳng
Đây là khoảng thời gian mệt mỏi. Chú trọng tới sức khỏe của bản thân để bạn có thể giúp các con.
Bạn không một mình
Có hàng triệu cũng cảm thấy lo lắng như bạn. Hãy tìm một ai đó mà bạn có thể nói về những cảm xúc mà bạn đang trải qua. Lắng nghe họ. Tránh những thông tin thất thiệt trêb mạng khiến bản thân cảm thấy hoang mang.
Thư giãn một lát
Chúng ta sẽ đôi khi cần nghỉ ngơi. Khi con đã chìm vào giấc ngủ, hãy kiếm cho mình những việc thú vị để cơ thể thư giãn. Hãy viết ra một danh sách những việc làm khỏe mạnh mà bạn thích làm. Bạn hoàn toàn xứng đáng!
Lắng nghe con của bạn
Hãy mở lòng và lắng nghe điều con nói. Con chắc chắn cũng mong muốn sự khích lệ từ bạn. Lắng nghe con khi con chia sẻ về những điều mà con cảm thấy và suy nghĩ. Tiếp nhận những cảm xúc của con và cho con sự thoải mái.
Dừng lại một lát
1 phút nghỉ ngơi được áp dụng bất kể khi nào bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng
Bước 1: Lấy lại sức
- Tìm một chỗ ngồi thoải mái, chẳng hạn dưới sàn và đặt tay lên đùi.
- Nhắm mắt và tận hưởng cảm giác thoải mái
Bước 2: Suy nghĩ, cảm nhận cơ thể
- Hỏi bản thân mình đang nghĩ gì ngay lúc này
- Chú ý những suy nghĩ trong đầu mình. Chú ý xem đó là điều tích cực hay tiêu cực
- Để ý xem cảm nhận của cơ thể.
Bước 3: Kiểm soát hơi thở
- Lắng nghe hơi thở khi hít vào và thở ra
- Bạn có thể đặt tay lên bụng và cảm nhận lúc thở
- Bạn nên có suy nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi và mình cũng vậy.
- Sau đó lắng nghe hơi thở của mình một lúc
Bước 4: Quay trở lại
- Để ý xem cả cơ thể bạn cảm thấy thế nào.
- Lắng nghe âm thanh trong căn phòng.
6. Trò chuyện với con về dịch bệnh COVID 19
Hãy cởi mở trò chuyện với con. Con có thể cũng đã biết một chút gì đó. Im lặng sẽ không giúp con bạn được an toàn hơn. Nhưng thành thực và mở lòng có thể. Hãy nghĩ tới con sẽ hiểu được bao nhiêu. Bạn là người hiểu con nhất.
Cởi mở và lắng nghe
Cho phép con được tự do nói. Hỏi con những câu hỏi mở và xem con hiểu biết được bao nhiêu về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Thành thật
Luôn lắng nghe câu trả lời của con. Suy nghĩ xem có thể giải thích bao nhiêu cho con hiểu tùy thuộc vào độ tuổi của con.
Không sao hết nếu như con không biết
Nó là điều bình thường nếu như nói: “Cha mẹ không biết, nhưng chúng ta đang trải qua nó.” hoặc “Cha mẹ không biết, nhưng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.” Hãy lấy điều này làm cơ hội để học thêm những điều mới mẻ cùng con.
Anh hùng thầm lặng
Giải thích rằng COVID 19 không có hình dáng hay ta cũng không biết nó đến từ đâu hay nó nói ngôn ngữ gì. Nói với con rằng chúng ta phải có lòng thương cảm với những người mắc bệnh và những người đang trực tiếp chống lại dịch bệnh.
Tìm những câu chuyện về những anh hùng đang ngày đêm làm việc để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 và những người chăm sóc bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Kết thúc với một chú ý quan trọng
Kiểm tra và chắc chắn rằng con hoàn toàn khỏe mạnh. Nhắc nhở con hãy báo với mình nếu như cơ thể cảm thấy không ổn bất kì lúc nào. Sau đó hãy cùng tận hưởng thời gian này thật thoải mái nào!
Cuối cùng hãy tin những nguồn tin chính thống, tránh xa những thông tin thất thiệt để trở thành những cha mẹ thông thái nhé!
ĐỖ NGỌC DIỆU ANH
(Nguồn: WHO và UNICEF)
Xem link gốc tại đây: https://www.unicef.org/coronavirus/covid-19-parenting-tips
Hay đó.
Ok
Ảnh đẹp đó :)) lướt xem ảnh là chính, tại tui đã làm bố mẹ đâu
I love it. Keep it up 💖💖💖
[…] Xem thêm: Những điều cha mẹ cần làm trong đại dịch Covid-19 tại đây! […]