Đây là câu chuyện kể về Omelas – một thành phố thiên đường với sự hạnh phúc và thịnh vượng. Tuy nhiên, dưới tòa nhà trung tâm thành phố, trong một căn hầm tối tăm, có một đứa trẻ bị nhốt. Đứa bé ấy là vật hiến tế để bảo đảm sự bình yên cho thành phố.
Truyện ngắn Những người ra đi từ Omelas (The ones who walk away from Omelas) được viết bởi nhà văn người Mỹ – Ursula Kroeber Le Guin. Tác phẩm trích từ tập truyện ngắn “The Wind’s Twelve Quarters” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1973.
Những người ra đi từ Omelas đã giúp Ursula K. Le Guin mang về giải thưởng Hugo Award for Best Short Story chỉ sau một năm tác phẩm được ra mắt. Tác phẩm của bà cũng đã được đề cử Giải Locus cho Truyện ngắn xuất sắc nhất.
Mục lục
- 1. Omelas – thành phố hoàn hảo đến mức người ta khó có thể tin là nó tồn tại
- 2. Cậu bé dưới tầng hầm
- 3. Những người rời khỏi Omelas
- 4. Tác phẩm Những người ra đi từ Omelas của Ursula K. Le Guin là một câu chuyện mạnh mẽ về thuyết công lợi.
- 5. Thông điệp mà Ursula Kroeber Le Guin muốn truyền đến cho bạn đọc là gì?
1. Omelas – thành phố hoàn hảo đến mức người ta khó có thể tin là nó tồn tại
Câu chuyện bắt đầu với những hình ảnh tưng bừng rộn rã của Lễ hội mùa hè tại thành phố Omelas.
“Những sợi dây chão căng trên những con tàu đậu nơi bến cảng lấp lánh với những lá cờ màu. Trên những con phố, giữa những ngôi nhà ngói đỏ và những bức tường quét sơn, giữa những khu vườn phủ rêu cũ kỹ và dưới bóng những hàng cây to, qua những công viên và những tòa nhà công rộng lớn, đoàn người diễu hành nối bước nhau. Có người lịch thiệp: những người già khoác trên mình chiếc áo khoác dạ dài màu hoa cà hay xám, hay những người thợ lành nghề nghiêm nghị, hay những người phụ nữ thâm trầm ôm theo con vừa đi vừa nói chuyện. Nơi con phố khác, nhạc điệu chơi nhanh hơn, tiếng cồng chiêng và trống lục lạc râm ran hòa cùng người dân đang nhảy múa, cả đoàn diễu hành đều hòa chung điệu nhảy. Trẻ con lẩn ra chui vào, tiếng gọi mời vút cao trong trẻo như tiếng đàn chim nhạn ngang qua, át cả tiếng đàn tiếng hát. Tất cả đám rước đều hướng về phía bắc thành phố, nơi có một cánh đồng lớn phì nhiêu ngập cỏ mang cái tên Đồng Xanh, những chàng trai cô gái, trần trụi giữa không gian quang đãng, đôi bàn chân và mắt cá chân lấm bùn, và cánh tay dài dẻo dai, đang huấn luyện những con ngựa cứng đầu trước thềm cuộc đua đấu. Những chú ngựa không được trang bị gì ngoài một cái dây cương không hàm thiếc. Bờm của chúng được tết cùng với những dải cờ màu vàng, bạc, hay xanh lá. Chúng hừ mũi và nhảy dựng lên rồi huênh hoang với nhau, con nào cũng vô cùng phấn khích. Đàn ngựa trở thành loài vật duy nhất tiếp nhận những nghi lễ của chúng ta như là của chúng.”
Có thể thấy, Omelas được miêu tả là một thành phố diệu kì đầy ắp niềm vui và hạnh phúc. Nơi đây được coi như là thiên đường, bởi nó không có vua, nô lệ hay tăng lữ. Đói nghèo, chiến tranh, bạo lực cũng không.
Thành phố này chỉ có những cánh đồng lớn phì nhiêu, những ngọn núi hướng ra vùng vịnh và những công dân tươi vui, hớn hở. Như tác giả đã viết, các cư dân ở đây hạnh phúc không phải là bởi sự hiện đại của công nghệ như chúng ta đang có, hay rượu bia, thuốc phiện gây nghiện, mà đó là vì “Họ là những người trưởng thành, thông minh, đầy đam mê, những người sống một cuộc sống không hề khổ sở bất hạnh.” Họ biết đâu là sự thỏa mãn vừa đủ.
Không thể phủ nhận rằng người ta ghen tị và ngưỡng mộ thành phố Omelas không những vì văn hóa đa dạng, chính trị tốt, mà còn là vì những con người vui vẻ.
Ở đây, Omelas không đơn thuần chỉ là thành phố kì diệu trong tiểu thuyết, mà nó là mong muốn về một xã hội vui tươi đầy sắc màu của bà Ursula nói riêng và tất cả mọi người nói chung.
2. Cậu bé dưới tầng hầm
“Nơi tầng hầm dưới một tòa nhà công xinh đẹp của thành phố Omelas, hay có lẽ là trong hầm chứa của một ngôi nhà riêng rộng rãi, có một căn phòng. Một căn phòng bị khóa kín và không có cửa sổ. Một tia sáng chui vào cửa sổ vướng đầy mạng nhện ở bên kia hầm, rồi tiếp tục len qua những vết nứt đầy bụi bặm của tấm ván. Trong một góc của căn phòng có một vài cây lau sàn, với phần đầu cứng đơ, vón cục đầy mùi hôi thối, dựng cạnh một cái xô rỉ ngoèn. Sàn nhà thì bẩn, ẩm thấp, như những căn hầm bẩn thỉu thông thường. Căn phòng chỉ dài ba và rộng hai bước chân: một căn phòng đơn thuần chỉ để chứa chổi hay những vật dụng không còn sử dụng nữa. Trong căn phòng ấy có một đứa trẻ đang ngồi, có thể là trai, cũng có thể là gái. Trông có vẻ như sáu tuổi, nhưng thực ra đã gần mười. Nó bị thiểu năng. Có lẽ từ khi sinh ra nó đã có khiếm khuyết, hoặc có lẽ nó trở nên khờ dại ngu ngơ vì sợ hãi, suy dinh dưỡng và bị bỏ rơi. Nó ngoáy mũi và đôi khi hí hoáy tay chân, hay có lúc động vào bộ phận sinh dục một cách ngờ ngệch, và nó ngồi chồm hỗm trong góc cách xa cái xô và hai cái giẻ lau nhất có thể. Nó sợ cây lau nhà, nó nghĩ chúng thật ghê rợn. Nó nhắm nghiền đôi mắt, nhưng nó biết những cây lau nhà ấy vẫn ở đó mà thôi; và cửa thì bị khóa, sẽ chẳng ai đến cả.”
Trong căn hầm tối tăm, bẩn thỉu, tại sao đứa trẻ ấy lại bị nhốt? Đứa bé ấy ở đó để giữ lại sự yên bình cho thành phố. Sự hòa bình và thịnh vượng của người dân Omelas hoàn toàn phụ thuộc vào sự khốn khổ vĩnh viễn của đứa bé đó. Vậy là, họ đã bỏ mặc nó ở đó.
Trong tác phẩm Những người ra đi từ Omelas, Ursula K. Le Guin đã xây dựng một xã hội như vậy nên người ta khó có thể chấp nhận sự tồn tại của đứa trẻ đó được.
Kể cả trong xã hội của bà Ursula, vẫn luôn có những điều chưa hoàn hảo. Nó đang phản chiếu lại cuộc sống của con người. Có thể chắc chắn một điều rằng không có thứ gì là chính xác đến tuyệt đối cả. Ở đâu cũng sẽ có những sự bất công, nỗi sợ hãi và những thứ mà ta không vừa lòng hay thậm chí là ghét nữa.
3. Những người rời khỏi Omelas
Điều mà để lại ấn tượng sâu sắc hơn cả là chi tiết “những người mới trưởng thành” nhận biết về sự tồn tại của đứa trẻ. Những đứa trẻ đây chỉ biết về sự tồn tại của đứa trẻ đó khi chúng trưởng thành. Chúng cảm thấy tội lỗi vì niềm hạnh phúc ấy dường như dựa trên nỗi khổ của đứa trẻ.
Chúng muốn giúp nó, nhưng đó là điều không thể. Vì khi đó, sự yên bình, vui vẻ và đẹp đẽ của thành phố sẽ hoàn toàn sụp đổ. Kết thúc câu chuyện là những con người không thể chấp nhận sự khổ đau của đứa trẻ mà ra đi…
“Đôi khi có những cô gái chàng trai đến nhìn đứa trẻ mà khi ra về không hề rơi lệ hay tức giận thở than, thậm chí còn chẳng hề quay về nhà. Đôi khi cũng có người đàn ông hay người phụ nữ trở nên im lặng trong một hai ngày, rồi cũng bỏ nhà ra đi. Những người này ra ngoài phố và lặng lẽ đi bộ một mình. Họ cứ đi, và cứ đi thẳng ra khỏi thành Omelas, qua khỏi những cánh cổng đẹp đẽ ngoài kia. Họ tiếp tục đi qua những trang trại của Omelas. Và dù là thanh niên hay người lớn tuổi hơn, dù nam hay nữ, họ cũng sẽ đi một mình.”
Rõ ràng những người rời khỏi Omelas mà đi đại diện cho những bạn trẻ. Vì quá sợ hãi mà bỏ cả những thứ được cho là tuyệt vời nhất. Cho dù có chối bỏ và chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi ấy thì nó sẽ vẫn luôn ở đó. Cách giải quyết ấy có phải là đúng đắn? Qua giọng kể của bà Ursula, Những người ra đi từ Omelas như là lời nhắc nhở, lời khuyên cho những bạn trẻ để có những bước đi và sự lựa chọn hợp lí và chính xác nhất.
4. Tác phẩm Những người ra đi từ Omelas của Ursula K. Le Guin là một câu chuyện mạnh mẽ về thuyết công lợi.
….. Và thành phố Omelas chính là “hạnh phúc tối đa”, hạnh phúc của tất cả mọi người. Nhưng đó có phải là tất cả?
Bằng cách khắc họa hai hoàn cảnh đối lập của công dân Omelas và cậu bé dưới tầng hầm, Những người ra đi từ Omelas đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc.
Đó là lòng đồng cảm đối với người dân Omelas, lòng thương cảm đối với đứa bé tội nghiệp và sự mến mộ đối với những người rời khỏi Omelas. Nó cho ta bài học sâu sắc về tình thương giữa người với người, về lòng bao dung và vị tha của mỗi người.
Cuối cùng là tác phẩm đã để lại một cảm xúc thật lạ lẫm và đặc biệt, khiến cho ta phải suy ngẫm và đọc lại tác phẩm. Tự hỏi rằng những người đó có nên rời bỏ thành phố mà đi hay không? Có nên thả đứa trẻ ra mà hy sinh cả sự no ấm của Omelas? Hay nên chấp nhận hạnh phúc mà lờ đứa trẻ đó đi?
Sau cùng Ursula Kroeber Le Guin đã cho chúng ta có một cái nhìn mới về cuộc sống là liệu rằng niềm hạnh phúc của một ai đó có bắt buộc phải dựa trên lợi ích của cả một tập thể? Liệu có thể chấp nhận cho một người chịu đau khổ nếu điều đó mang lại sự tốt đẹp cho nhiều người hơn hay không?
Và điều đặc biệt hơn cả là bà đã khiến cho chúng ta đặt ra câu hỏi lớn lao hơn cả: Xã hội mà chúng ta đang sống có dựa trên sự hạnh phúc của một tập thể hay không? Nó giống với Omelas phải không? Và chúng ta sẽ làm gì nếu ta là công dân Omelas? Đặt bản thân vào đứa trẻ đó liệu rằng ta có chấp nhận một cuộc sống như thế không?
5. Thông điệp mà Ursula Kroeber Le Guin muốn truyền đến cho bạn đọc là gì?
Càng đọc và nghiền ngẫm, càng thấy tác phẩm rất hay và nhiều ý nghĩa. Nhận thức sâu sắc về tác phẩm đến đâu tuỳ thuộc vào trải nghiệm của mỗi người.
Sau đây, mình xin được chia sẻ một số cảm nhận của bạn đọc về truyện ngắn “Những người ra đi từ Omelas” của nhà văn Ursula Kroeber Le Guin.
Bạn có nickname Ma Giam
BTS đã mang mình tới đây. Mình cảm thấy thán phục trí tưởng tượng , cái nhìn đa chiều của tác giả. Lúc đọc giới thiệu trên những tờ báo, mình cảm thấy bất công cho cậu bé và đúng khi 1 omelas hoàn hảo theo cái giá phải trả như thế ko có thật. khi đọc toàn bộ tác phẩm mình thấy có nét rất thực là con người ta lúc mới biết nỗi thống khổ của người khác sẽ khóc, xót thương thay nhưng rồi qua nhưng cân đo đong đếm, tính toán nước mắt sẽ dần khô, chai lỳ vô cảm đến độ coi đó là điều hiển nhiên tất yếu. Còn những người quyết định đi khỏi omelas, tức từ chối sống hạnh phúc dựa trên mất mát đau thương của người khác, sẽ là những người tiên phong dũng cảm khai phá cuộc sống mới hạnh phúc mới cho đúng ý nghĩa.Và cậu bé kia thì sao? Cậu sẽ mãi bị giam cầm, chịu đựng? Tại sao từ đầu họ lại làm như vậy với cậu,và khi trăn trở nếu đưa cậu ra, cậu sẽ ko thích nghi nổi thì sao họ ko nhận ra chính họ đang đi tiếp cái sai của người đi trước kéo dài sự mất đi ý thức, sự khao khát yêu thương của cậu bé, và cứ ngó lơ thì những lớp người tiếp theo sẽ thêm lí do cho hành động vô cảm viện cớ ko thể làm gì hơn?
Xứ Omelas là bối cảnh cho truyện ngắn The ones who walk away from Omelas (tạm dịch: Những người rời khỏi Omelas) của tác giả Ursula K. Le Guin. Một tiểu thuyết triết học nổi tiếng. Một lần nữa, truyện ngắn được nhiều bạn trẻ biết đến qua tài diễn xuất của BTS.
BTS đã nói gì về Omelas?
BTS nói với chúng ta “You Never Walk Alone” (bạn không bao giờ đi một mình), và cuốn sách này được gọi là “The One Who Walk Away From Omelas” (những người rời khỏi Omelas).
Trong truyện Mọi người dần rời bỏ Omelas, bỏ lại cậu bé rong căm hầm trong tận cùng sự cô đơn. Và trong ‘Sring Day’ có một lời khẩn cầu ở lại, hãy ở lại lâu hơn một chút dù trong “một mùa đông lạnh giá” cho đến khi mọi thứ tốt hơn (mùa xuân đến, mùa của sự sống mới, sự tăng trưởng, sự khởi đầu, bắt đầu tươi / mới).
BTS đã dựa vào nội dung cuốn sách để truyền tải thông điệp về thuyết công lợi. Trong cuộc sống chúng ta chắc hẳn sẽ gặp phải vấn đề giống như những người ở Omelas, nhưng hạnh phúc của chúng ta không thể dựa trên sự bất hạnh của người khác. Hãy cùng nhau bước đi, hãy cùng san sẻ dù là khó khăn hay hạnh phúc.
Bài hát còn là lời tâm tình, gửi tới ARMY trước sóng gió, rằng hãy ở lại, hãy mạnh mẽ đi qua “mùa đông giá lạnh” vì sau tất cả sẽ là “mùa xuân hoa nở rộ” của những nụ cười hạnh phúc.
Theo đánh giá của mình thì cuốn sách “Những người ra đi từ Omelas” là một tác phẩm rất hay và để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ và thông điệp về cuộc sống. Hiện tại, truyện ngắn Những người ra đi từ Omelas chưa có bản dịch xuất bản bằng tiếng Việt chính thức. Vì vậy, mình sẽ chia sẻ thêm thông tin khi nào có ấn phẩm chính thức được phát hành các bạn nhé 🙂
- Xem thêm: BTS Comic – Không chỉ dừng lại ở sức mạnh của ARMY TẠI ĐÂY
CTV: ĐỖ NGỌC DIỆU ANH
Bài viết liên quan:
- Top 16 quyển sách bán chạy nhất trên Tiki năm 2020
- Top 10 cuốn sách nuôi dạy trẻ hay nhất phụ huynh nên đọc.
- Demian: Câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair tại đây.
[…] vào đây để biết thêm chi […]
Cho mình hỏi sách đã xuất bản tại vn với bản dịch tiếng việt chưa ạ ? Nếu rồi thì mua ở đâu thế ạ ?
được con bạn giới thiệu cho quyển này. tao chỉ muốn nói vs mày là nhờ m mà t đc đọc quyển sách ý nghĩa ntn. à cả nhờ Bangtan nữa :v
tìm bài review mà muốn sập máy. bài review hay lắm!!
bình luận để giữ làm kỉ niệm 😀
06/06/19
Các tác phẩm của bà Ursula đều đã được tui đọc hết bằng bản Anh. Đây là lần đầu tiên thấy có bạn viết về tác phẩm của bà nên tui xúc động quá!!
Đọc quyển này thấy cách miêu tả và kể chuyện vô cùng nhẹ nhàng mà sâu lắng thế nào ấy
Đọc lần đầu sẽ khó nắm bắt được ý mà tác giả muốn truyền tải, nhưng khi đọc lần hai, lần ba sẽ thấm dần
Tiec la chua co ban dich chinh thuc
một cuốn sách khác đáng để đọc sau Demian
wowww có ai biết tới cuốn này nhờ bài Demian ko nhờ???
Đọc xong cái này giúp tôi có thêm nhiều quan điểm khác nhau về tác phẩm. Bài viết có đầu tư về cả nội dung và hình ảnh. Sẽ ủng hộ blog dài dài 💜💜💜
hình ảnh minh họa đẹp
Có ai biết đến quyển này nhờ album You never walk alone và mv Spring Day như tui k??
đm tìm mãi mới thấy.. bài viết tuy còn trích dẫn hơi nhiều nhưng vẫn tốt hơn nhiều bài đã đọc trước đây. Blog tiếp tục phát huy 👍👍👍👍👍👍
Most awesome blog ever. Keep it up 🥰🥰❤❤❤
Bài viết rất hữu ích. Mình biết đến cuốn này nhờ mv spring day của bts và vừa mới đọc hôm nọ xong. Hôm nay rảnh lên tìm bài review thì thấy ngay cái này. Cảm ơn blog con học giỏi nhiều nhé. :> nhờ đó mà mình đã hiểu hơn về thông điệp mà bts gửi gắm <3