Giáo dục sớm hiện nay đang là vấn đề đang rất được quan tâm từ các bà mẹ bởi nó có tầm quan trọng rất lớn góp phần vào sự thành công sau này của trẻ.
Giáo dục sớm có ý nghĩa bồi dưỡng tố chất, qua đó giúp trẻ có sự phát triển nổi trội về cả phẩm chất trí tuệ và phi trí tuệ (tính cách, ý chí, nhân cách, thói quen sinh hoạt,…).
Vậy có những phương pháp giáo dục sớm nào? Phương pháp nào là hiệu quả? Hãy cùng Blog con học giỏi giải đáp những thắc mắc đó để quý thầy cô có thể tìm cho mình một phương pháp dạy hiệu quả qua các thông tin dưới đây.
Mục lục
Phương pháp giáo dục sớm Montessori – Học cách bé học để dạy bé
Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori.
Phương pháp này được xây dựng theo phương châm “coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn.” Đây là một điều hoàn toàn khác so với các phương pháp giáo dục trước đây và thậm chí là cả hiện nay.
Các phương pháp giáo dục sớm đó luôn cố nhào nặn con trẻ trưởng thành theo mong muốn hay dự định hướng của cha mẹ. Điều này rất dễ dẫn sự khó chịu của trẻ và sinh ra mong muốn hay hành động chống đối như cáu kỉnh, khóc nhè, mè nheo,…
Nhưng đối với phương pháp giáo dục sớm Montessori thì thầy cô không còn phải lo lắng về điều đó nữa. Bởi Montessori coi trọng sự “tự nhiên”, không gượng ép khiến trẻ cảm thấy thoải mái và có hứng thú với những điều mình đang làm.
Montessori dựa trên nguyên lý trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thủ của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Qua đó trẻ tự lập, tự khám phá và tự sửa sai.
Với phương pháp giáo dục sớm này, người lớn không can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với bé.
Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman – Cha mẹ là người thầy đầu tiên
Phương pháp Glenn Doman là chương trình học mà bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học này.
Phương pháp giáo dục sớm này do giáo sư Glenn Doman phát minh ra – cha đẻ của các phương pháp giáo dục con nhỏ và là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà.
Glenn Doman giúp sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh.
Đó đều là những kiến thức cần thiết, những hành trang quan trọng cho trẻ trong suốt chặng đường phía trước.
Thầy cô có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này biến trường học thành nhà của chính bé giúp bé càng thoải mái hơn cho việc học tập.
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman dựa trên một số nguyên tắc mà trong đó nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”.
Vì vậy, điều mấu chốt tạo nên sự thành công của phương pháp này chính là sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô.
Cùng với đó là các nguyên tắc như bắt đầu càng sớm càng tốt, khơi gợi đam mê của trẻ, ngầm khích lệ động viên, ngăn cấm trách mắng, biến khó thành dễ và cuộc sống là một trường học, không cần giáo trình, thứ tự.
Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia – Tò mò chính là chìa khoá
Reggio Emilia là một cách tiếp cận giúp trẻ tham gia vào phương pháp giáo dục sớm mà khi đó việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ – con – giáo viên, trong đó cha mẹ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển học tập của con không kém gì giáo viên.
Phương pháp Reggio Emila có nguồn gốc từ nước Ý, từ một thành phố cùng tên gọi. Phương pháp giáo dục sớm này được xây dựng và bắt nguồn từ niềm tin rằng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ trí tò mò của trẻ.
Chính trẻ sẽ là người tìm ra lời giải cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Bố mẹ hay cô giáo sẽ chỉ là người hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ được phát triển, tìm hiểu.
Đây là một phương pháp giáo dục nhân văn, gần gũi, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng (community) và sự tự tìm hiểu khám phá (inquiry).
Phương pháp giáo dục sớm STEAM – sự phát triển toàn diện về mọi mặt
STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART (nghệ thuật) trong đó STEM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ.
Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh.
STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.
Có thể nói STEAM giống như là khởi đầu cho một sự thay đổi ở Mỹ và tương lai của cả một nên giáo dục khi phương pháp này đã đánh giá cao tầm quan trọng của Nghệ Thuật trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.
Đó là 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non nổi bật và được cho là hiệu quả nhất hiện nay. Hiệu quả của các phương pháp giáo dục sớm này được các phụ huynh đánh giá khá cao thông qua sự tiến bộ của các con về tư duy cũng như các kĩ năng xã hội.
Đồng thời những thông tin về học tập, sinh hoạt, các hoạt động vui chơi của con ở trường cũng như những nhận xét đánh giá của giáo viên gửi về cho phụ huynh.
Hy vọng qua bài viết này quý thầy cô và phụ huynh đã có cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp giáo dục sớm cũng như lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để phối hợp trong việc giáo dục trẻ.
Theo sự quan sát và nhìn nhận từ con học giỏi, thì mỗi phương pháp điều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Nhưng tổng quan lại, thì phương pháp Montessori có nhiều ưu điểm và khá phù hợp với cách nuôi dạy con của phong tục người Việt mình hơn. Để hiểu rõ hơn, các mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé:D
>>> Bài viết liên quan:
- Khóa học giáo dục sớm cho trẻ theo phương pháp Montessori
- Giới thiệu kiến thức cơ bản về phương pháp giáo dục Montessori
Để lại bình luận