Mục lục
TRÍ TUỆ CẢM XÚC LÀ GÌ? NGHỊCH LÝ VÀ THỰC TẾ
Có lẽ, các bậc phụ huynh cũng đồng quan điểm rằng:
Có rất nhiều người học rất kém nhưng khi ra đời lại gặt hái nhiều thành công và tiền bạc hơn người học rất giỏi!
Cũng có những người học giỏi, rất thông minh như lại gặp phải thất bại cay đắng trong công việc quản lý và lãnh đạo!
Có những bạn gái tuổi đôi mươi, thông minh, học giỏi nhưng lại thất bại cay đắng trong các mối quan hệ tình cảm!
Cũng có những cô bạn học hành bình thường, nhưng về sau lại rất thành công trong công việc và cuộc sống gia đình hạnh phúc.
……
Vâng, trong quá trình học tập và làm việc tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi tại sao lại như vậy? ??
Và cũng chính tôi là người đi tìm kiếm câu trả lời cho chính mình…
Tôi đi gặp nhiều người, kể cả người thành công lẫn thất bại. Gặp một số chuyên gia tâm lý để đi tìm chìa khoá giải mã cho câu hỏi của mình.
Và tôi nhận ra một điểm chung của những người thành công (kể cả công việc, các mối quan hệ và gia đình), họ có điểm chung giống nhau là “ họ đưa ra sự lựa chọn khôn ngoan hơn những người thất bại“. Cái quan trọng của những quyết định đó không dựa vào việc ai thông minh hơn, ai học giỏi hơn mà là cảm xúc của họ khi đưa ra quyết định đó.
Để tôi kể bạn nghe một câu chuyện có thật, xảy ra trong lớp học đại học của tôi. Chúng tôi học chung với nhau ở Khoa Toán trường ĐHSP-TP HCM.
Trong lớp tôi có một bạn Nữ học rất giỏi, tư chất khá thông minh, được nhiều bạn bè đánh giá cao năng lực IQ của cô. Nhưng bạn biết không, về khía cạnh tình cảm thì ngược lại. Cô gặp thất bại trong chuyện tình cảm hết lần này tới lần khác. Điều đáng nói là cô là một người phụ nữ xinh đẹp và học giỏi…
Điều mà tôi nhận thấy nguyên nhân thất bại trong chuyện tình cảm của bạn ấy là chần chừ, thiếu quyết đoán và không đưa ra một quyết định đúng đắn trong tình cảm.
Ở đây, tôi không phải nói tất cả những ai học giỏi đều không thành công, gia đình không hạnh phúc. Hay ai học dở cũng đều có công việc tốt, thăng tiến nhanh. Nhưng chắc chắn có những trường hợp như vậy.
Trong những năm 80, thế giới rất đề cao chỉ số IQ – CHỈ SỐ THÔNG MINH. Người ta cho rằng người IQ cao sẽ thành công hơn. Nhưng kể từ khi cuốn sách về TRÍ TUỆ CẢM XÚC ra đời năm 1997 thì người ta lại có cái nhìn khác hẳn.
Ngày nay mọi người đều biết rằng người có chỉ số EQ – Trí tuệ cảm xúc cao hơn sẽ thành công hơn, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 70-80 %. Tuy việc đánh giá mức độ thành công của một người chỉ bằng một chỉ số là hơi thiếu khách quan nhưng góc độ nào đó chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của EQ.
TRÍ TUỆ CẢM XÚC – EQ LÀ GÌ?
Theo Wikipedia trí tuệ cảm xúc là Chỉ số mô tả năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. Trí tuệ xúc cảm là nhánh nghiên cứu tương đối mới của ngành tâm lý học.
Theo một định nghĩa khác thì Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là khả năng “giám sát” và phân biệt cảm xúc của bản thân, của những người xung quanh và sử dụng những thông tin đó để định hướng suy nghĩ và hành động.
Người có trí tuệ cảm xúc là người hiểu được tình cảm của mình hiểu được tình cảm của người xung quanh. Từ đó kiểm soát được tình cảm của mình và quản lý được các mối quan hệ của mình với mọi người.
NGƯỜI CÓ CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CAO HƠN THÌ DỄ THÀNH CÔNG HƠN!
Thứ nhất, người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ nhận biết được bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu cũng như những điểm làm mình mất kiểm soát, điều này giúp cho bản thân họ phát huy những điểm mạnh hay tiết chế lại các khuyết điểm giúp họ kiểm soát bản thân tốt hơn.
Là con người, ai cũng có tình cảm, đã là tình cảm thì không có đúng sai. Nhưng tình cảm lại ảnh hưởng rất lớn tới quyết định. Người kiểm soát tình cảm tốt là người luôn cân nhắc trước mọi hành động, quyết định, cũng như trong các mối quan hệ giữa người với người.
Nhờ kiểm soát tốt bản thân, người có trí tuệ xúc cảm sẽ giải quyết mọi việc vừa hợp tình, vừa hợp lý, bởi vậy họ thường nhận được cảm tình của mọi người xung quanh, được mọi người ủng hộ. Do đó có EQ cao cũng thường đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành một lãnh đạo hoặc quản lý giỏi.
Thứ hai, người có EQ cao thường nhận biết được môi trường xung quanh, sự vật, hiện tượng, các tình huống tốt hay xấu, thuận lợi hoặc nguy cơ có ảnh hưởng đến bản thân họ từ đó khắc phục hoặc né tránh các nguy cơ, tập trung và phát huy các yếu tố thuận lợi, dựa vào môi trường để phát triển bản thân.
Thứ ba, những người có EQ cao thường nhận được sự quan tâm, tin tưởng và yêu thương giúp đỡ của nhiều người hơn. Bởi một lý do khá đơn giản là họ là người có lòng tự trọng và ít kêu ngạo hơn.
CÓ NÊN RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO CON HAY KHÔNG?
Chắc chắn câu trả lời là CÓ. Giáo dục từ nhỏ để trẻ có TRÍ TUỆ CẢM XÚC cao hơn giúp sau này thành công hơn.
Phát triển trí tuệ cảm xúc là một quá trình lâu dài. Và ở bất kỳ tuổi nào cũng có thể rèn luyện được TRÍ TUỆ CẢM XÚC. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn thì có phương pháp rèn luyện khác nhau để tăng chỉ số EQ.
Cũng giống như sự phát triển tâm sinh lý của mỗi con người, có một số giai đoạn, trí tuệ cảm xúc sẽ phát triển mạnh hơn những giai đoạn khác, giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với mỗi đứa trẻ sẽ đến khi chúng chào đời được khoảng 30 ngày.
Một giai đoạn quan trọng khác là khi trẻ được 2 – 3 tuổi, sẽ có những cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của trẻ và nhiệm vụ của bạn là nhận biết các giai đoạn đó cũng như hướng dẫn trẻ thực hành đúng phương pháp.
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NÂNG CAO TRÍ TUỆ CẢM XÚC?
Để rèn luyện một khả năng nào đó, nhất là trí tuệ cảm xúc, bạn cần phải hiểu rõ bản chất, các giai đoạn phát triển, các bài tập rèn luyện theo từng giai đoạn, nếu bạn tự mình tìm hiểu thì có khi sẽ bị loạn kiến thức không chừng.
Vì các giai đoạn quan trọng cần để phát triển trí tuệ cảm xúc chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và chúng không bao giờ lặp lại lần thứ hai, nếu bạn bỏ lỡ nghĩa là bạn đánh mất luôn cơ hội để phát triển trí tuệ cảm xúc cho con nên nếu bạn nhận phải kiến thức sai hoặc chậm trễ, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội sửa chữa và đánh mất luôn cơ hội thành công của con sau này. Điều đó thật không đáng có!
Nếu IQ đánh giá năng lực tư duy thì EQ – chỉ số thông minh cảm xúc là yếu tố quyết định sự thành đạt. Mẹ hãy rèn luyện chỉ số EQ cho con theo cách dưới đây nhé.
Chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) không phụ thuộc vào chỉ số thông minh (IQ), mà có thể hiểu nó là cách sống của một người.
“Chỉ số IQ chỉ chiếm 20% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 80% sự thành đạt.”Giáo sư Daniel Goleman – tác giả các cuốn sách: Trí Tuệ Cảm Xúc – khẳng định.
Điều đó cho thấy chỉ số EQ rất quan trọng. Khi cuộc sống đầy bon chen, vội vã; trẻ em có xu hướng ngày càng ích kỷ, tự mãn, sống bàng quang với cuộc đời và mọi người… thì việc cha mẹ rèn luyện chỉ số EQ cho con sẽ không chỉ giúp gia đình hạnh phúc, mà còn là bệ phóng cho con thành đạt sau này…
1. Tự nhận thức
Cách đầu tiên mẹ giúp con phát triển EQ, đó là khuyến khích con tự nhận thức.
Con cần phải xác định: Mình là ai? Mình có thể làm được điều gì? Mình có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào?
Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó và nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời.
Nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị quan trọng và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống.
Tự nhận thức là kỹ năng con cần đến suốt đời; do đó mẹ nên bắt đầu dạy con từ khi con còn nhỏ.
Mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ chưa biết gì; trẻ cũng cần biết bé có tài năng gì, lợi thế nào và bất lợi gì; vì thế mẹ hãy khuyến khích con xông pha, khám phá khả năng của mình để con tự nhận thức được mình giỏi/dở/cần cố gắng trong những việc nào.
Hãy để bé tự làm, hãy cho con được trải nghiệm và cho bé cơ hội cố gắng để nhận thức: mình có thể làm được!
2. Tự chấp nhận
Sau khi bé đã biết tự nhận thức, bài học bé cần tiếp thu tiếp theo đó là Tự chấp nhận. Điều này có nghĩa là mẹ phải dạy cho con dũng cảm chấp nhận những hạn chế và bất lợi riêng của con, mà con đã nhận ra sau bài học Tự nhận thức.
Nếu như nhược điểm của con không thể sửa đổi được, nó trở thành điểm yếu của con; thì mẹ hãy dạy con tự chấp nhận sự không hoàn hảo của mình.
Hoặc đơn giản hơn, con cần phải học cách nhận lỗi: nếu con làm gì sai, hãy nhận lỗi và xin lỗi thay vì ngụy biện.
Muốn làm được điều này, ngay cả cha mẹ cũng hãy nói lời xin lỗi với con khi ba mẹ sai. Trẻ sẽ học rất nhanh từ tấm gương của cha mẹ đấy!
3. Hiểu được giá trị của chính mình.
Các con cần nhận ra giá trị bản thân. Khi các con không thể nhận thức được giá trị của riêng mình, bé sẽ bị tự ti, yếu đuối, sơ hãi, nhút nhát.
Nếu bài học này quá khó với trẻ, cha mẹ có thể giúp con bằng cách công nhận bản thân con. Bằng cách này, cha mẹ có thể tạo ra một nền tảng nhận thức về giá trị bản thân cho con cái kể từ khi các con còn bé.
Mẹ có biết làm điều đó như thế nào không? Hãy bắt đầu bằng việc trao cho con đặc quyền tự chọn trang phục con thích nhất, đề nghị món ăn con yêu thích, tự chọn môn ngoại khóa mà con nghĩ rằng mình muốn đeo đuổi, bằng việc cho con đàm phán giờ ngủ, giờ học, giờ được giải trí…
Bằng cách cho phép các con quyết định nhiều thứ trong cuộc đời mình, cha mẹ đang từng bước giúp con xây dựng nhận thức về giá trị bản thân; phần nào cung cấp cho con nền tảng của sự thành công.
Khi các con lớn, cha mẹ cũng đừng o ép quá đà, không sắp đặt, không nên có tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, mà hãy bươc cùng con trong cuộc đời với vai trò tư vấn, động viên, quan sát, chia sẻ.
Nhờ đó, các con sẽ luôn có chí hướng phấn đấu, các con sẽ hoàn thành mục tiêu của mình, và từ đó các con sẽ tự hào về bản thân. Đó là kết quả hoàn hảo của việc hiểu được giá trị của chính mình.
4. Tự đánh giá bản thân
Nếu đánh giá mình quá cao dễ khiến trẻ trở nên tự cao tự đại, còn nếu đánh giá quá thấp, sẽ khiến trẻ tự ti và hoài nghi về năng lực của mình.
Do đó, cha mẹ hãy dạy trẻ nhìn thấy chính mình nhưng trong một hướng tích cực. Ví dụ, khi con làm công việc của con (chơi, học, giao tiếp…), cha mẹ hãy thử nói với con nhiều lần rằng “con làm tốt lắm”, “tiếp tục”, “tốt”, hoặc “cố lên nào”… khi các con đang cố gắng hoàn thành công việc.
Bằng cách xây dựng niềm tin với chính mình, trẻ sẽ cảm thấy tự tin vào những gì con đang theo đuổi/thực hiện.
Khi con bạn Tự nhận thức, Tự chấp nhận để Tự nhận ra giá trị của chính mình từ đó quan niệm đúng đắn về bản thân… thì bé có thể phát triển chỉ số thông minh cảm xúc EQ – hay trí tuệ cảm xúc – một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bé cũng học được lòng từ bi đối với người khác, từ đó có những mối quan hệ tốt, đối xử với mọi người xung quanh một cách chừng mực, đúng mức.
Nói là vậy, nhưng để làm được không phải là đơn giản, nếu các bậc làm cha mẹ không nắm được những kỹ năng cơ bản nhất thì khó thành công.
Để giúp bạn đi đúng hướng ngay từ đầu, có kiến thức chuẩn khoa học và đỡ mất thời gian mình xin giới thiệu một khóa học về RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO CON của Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên trên Kyna. Đây là một địa chỉ học trực tuyến rất uy tín, luôn có các khóa học online tốt, chất lượng do các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực giảng dạy.
Khóa học RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO CON do Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên giảng dạy. Là người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về các phương pháp nuôi dạy con khoa học. Tác giả của chuỗi hội thảo nổi tiếng KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT. Những bài giảng của cô rất thực tế, minh họa cụ thể, không lý thuyết suông.
Khóa học này hiện có hơn 47.000 người đã và đang theo học, là một trong những khóa học được quan tâm nhất trên Kyna.
Hiểu được điều này mình xin chia sẻ với các mẹ khoá học của Ths Trần Thị Ái Liên về khoá học “Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con”. Theo mình thì đây là một khoá học bổ ích mà các bậc cha mẹ đang cần.
[Review] Khoá học rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con
Bạn sẽ học được gì?
Đầu tiên bạn cần phải hiểu là khóa học “Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con”không phải dành cho trẻ em, mà là một khóa học dành cho các bậc cha mẹ muốn nuôi dạy con thông minh, muốn định hướng giáo dục cho con từ sớm để sau này chúng được hạnh phúc và thành công.
Khóa học Rèn luyện Trí tuệ cảm xúc cho con sẽ giúp phụ huynh:
- Nhận thức đúng về trí tuệ cảm xúc và vai trò của trí tuệ cảm xúc
- Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con bằng những phương pháp cụ thể từ lúc bé mới sinh đến lúc vị thành niên
- Ứng xử đúng đắn trong những tình huống phổ biến để giải tỏa cảm xúc và định hướng cách suy nghĩ tích cực cho con
- Rèn luyện cho con nhận thức thế giới, ứng phó với các tình huống mất mát, đau đớn, bị chọc ghẹo, đánh đập…bằng một thái độ vui vẻ, lạc quan; giúp bé mạnh mẽ, tự chủ hơn.
Giới thiệu khóa học
NỘI DUNG KHOÁ KHỌC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC
Bài 0: Giới thiệu khóa học
Bài 1: Các loại trí thông minh cơ bản
Bài 2: Trí tuệ cảm xúc là gì? – Vai trò của trí tuệ cảm xúc
Bài 3: Những biểu hiện của người có trí tuệ cảm xúc
Bài 4: Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc trong cuộc đời
PHẦN 2: RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO CON Ở NHỮNG THỜI KỲ KHÁC NHAU
Bài 5: Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ dưới 30 ngày tuổi
Bài 6: Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ từ 3 tuổi trở lên
Bài 7: Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho tuổi vị thành niên (teenage)
PHẦN 3: RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO CON TRONG TỪNG TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
Bài 8: Ứng xử đúng khi con khóc
Bài 9: Dạy con đối mặt nỗi sợ hãi
Bài 10: Ứng xử khi con bị bạn bè tẩy chay
Bài 11: Dạy con ứng xử khi bị bạn bè đánh
Bài 12: Dạy con ứng xử khi bị bạn bè chọc ghẹo
Bài 13: Dạy con khi con bị người lớn đánh mắng
Bài 14: Dạy con vượt qua sự mất mát
Bài 15: Dạy con khi con bị té đau
Bài 16: Lưu ý cho phụ huynh về rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Đánh giá và góp ý cho khóa học
Các khóa học liên quan và ưu đãi dành cho bạn
Trắc nghiệm cuối khóa học
Bài tập thu hoạch cuối khóa
Để lại bình luận