The Official Cambridge Guide to IELTS là cuốn sách luyện thi IELTS không thể thiếu khi muốn chinh phục các band điểm cao. Cuốn sách chia thành 4 phần, tương ứng giải quyết 4 kỹ năng IELTS: Listening, Reading, Writing và Speaking. Mỗi phần đều được chia thành các units độc lập, tập trung xây dựng khả năng, sự tự tin cho bạn thông qua các bài luyện tập có cấu trúc như bài thi thật.
Hỡi những người lạc lối, những kẻ cô đơn khi bước vào cuộc chiến IELTS, mình ở đây để giúp các bạn. Trong bài viết này, mình sẽ review cụ thể (đương nhiên là không spoil nhiều) và hướng dẫn các bạn cách sử dụng sách cụ thể và chi tiết làm sao theo một cách hiệu quả nhất nha.
Trước tiên, các bạn có thể gọi mình là Robin. Mình cũng đang tự ở nhà ôn IELTS giống các bạn thôi nên là chẳng có gì to tát để nói. Nhưng mà mình đã hoàn thành xong cuốn sách “The Official Cambridge Guide to IELTS” này rồi nên mình nghĩ là mình hoàn toàn có thể đưa ra những quan điểm cá nhân mình thấy về cuốn sách này được để các bạn tham khảo và xem xét có nên mua cuốn sách này hay không. Bắt đầu thôi nào!!
- Review cuốn sách “The Official Cambridge Guide to IELTS” ở ngay đây!
- Sách chia ra thành 5 phần, từng skill một và test: IELTS Listening Skills, IELTS Reading Skills, IELTS Writing và IELTS Speaking, cuối cùng là Practice Tests.
* Điểm mình thích:
– Trong từng skill, kiểu nó có từng task nhỏ. Chia như vậy giúp mình cảm thấy nhẹ nhàng và đỡ chán khi phải nhai những thứ “học thuật” như thế.
– Có script cho phần listening để check lại chỗ mình sai.
– Speaking có video kiểu sample ý, video nói chuyện mẫu. Mà nếu các bạn lỡ đánh mất CD (như mình) thì hoàn toàn có thể xem trên YouTube (file listening cũng có trên YouTube luôn nha, có người còn up cả lên SoundCloud)
– Mỗi skill còn chia cụ thể skill cần có trong từng skill nữa J Nói hơi khó hiểu đúng không. Ví dụ nhé, trong Kĩ năng Nghe (IELTS Listening Skills) thì nó chia ra từng kĩ năng nhỏ một mà cần có để làm bài tốt
– Test mình thấy độ khó ổn, độ dài của test phù hợp. Nhưng mình nghĩ nếu bạn ôn thi thì nên làm bài khó hơn vì khi vào phòng thi não bạn sẽ như nhũn ra vậy ấy.
* Điểm mình ghét cay ghét đắng (đùa thôi, chưa đến mức đấy)
– Có writing samples nhưng không đề rõ là band mấy. Không ghi chú rõ min và max số từ của Writing Task 1. Vốn từ vựng để viết, sách cung cấp không nhiều, không sát. Nói chung, muốn viết hay thì nên tham khảo nhiều thật nhiều sách khác. Vì writing khó mà.
– Không đề cập đến cách brainstorm ideas trong cả Writing và Speaking Skill. Từ vựng trong này mình thấy cũng không nhiều
– Không chia rõ dạng bài thường gặp và không cập nhật dạng bài mà vào gần đây. Cái này thì cũng phải hiểu cho họ thôi. Dù là sách của Cambridge, thì vấn đề này cũng khó mà giải quyết ngay trong một cuốn sách được. Muốn giỏi thì phải tìm hiểu thôi.
Mình chỉ nhận xét thế thôi. Bản thân mình thấy, về mặt khái quát (để có cái nhìn tổng thể về IELTS) thì cuốn “The Official Cambridge Guide to IELTS” là một lựa chọn rất phù hợp. Hiểu hơn về các kĩ năng cần có này, nền tảng cơ bản để thi IELTS, vân vân, mây mây. Nhưng với cuốn sách như thế này, thì chuột mới chỉ thành meow thôi chứ chưa có thành cáo. Vốn từ vựng không được nâng cấp nhiều, và kể cả bạn có nắm chắc một xí về Writing và Speaking thì khi làm bài vẫn không fluent đâu, ý là trôi chảy.
1. Sách có mục lục có ghi rõ mục đích của từng mục
Cái này nghe có vẻ không liên quan, nhưng tí nữa mình sẽ giải thích tại sao nó lại có lợi với người học.
*Một số điểm mình không thích ở trên kia không hoàn toàn make sense, tùy vào bạn thi General Training hay Academic. Vì mình ôn Academic nên đòi hỏi độ học thuật và chuyên sâu một tí. Nếu bạn thi General Training thì bỏ qua cho mình ha.
2. Cách học “The Official Cambridge Guide to IELTS” ở chỗ này này bạn ơi
3. List of contents is genius (Mục lục siêu cool!)
Nhờ có cái mục lục dài hơn cả cái hóa đơn khi mình mua đồ ở kindacool, mình phát hiện ra một điều: Một skill mọe có 8 skill con (Trừ speaking có 4 thôi). Và 10 bài test (8 academic, 2 general training).
Vậy bạn đoán xem việc tính toán trên kia của mình để làm cái gì?
Để MAKE A PLAN (lên kế hoạch) đó ba má ơi!
Tính thử nhé. Mỗi ngày 1 phần nhỏ (2 skill con). Ý là các bạn phải biết so le, đừng học đơn đơn lẻ lẻ. SO LE! 1 nghe, 1 đọc/ 1 viết, 1 nói. Kiểu đấy đấy. Test cũng làm thế, chia ra theo 2 khối như mình vừa nói. Thế thì sẽ mất tầm 36 ngày để hoàn thiện một cuốn sách.
Nhưng các bạn biết không? Trong quá trình học, chán có, nản có vì căn bản có một số thứ, muốn làm lắm nhưng KHÔNG BIẾT LÀM. Những lúc này thì làm ơn nghe theo tip số 2 dưới đây:
- Take your time! (Đừng vội)
– Bạn đang học để thi IELTS. Chứ không phải học cho xong. Làm từ tốn thôi. Chịu khó lên trên mạng tìm cách làm hoặc học 2 cuốn sách cùng một lúc cũng được.
– Học xong bài đọc, hay bài nghe thì chịu khó take notes từ mới lại.
– Viết thì phải học cho kĩ. Học đúng chuẩn ngay từ đầu. Đừng viết dông viết dài khoe từ vựng làm gì. Căn bản là phải viết chuẩn, viết đúng, rõ ràng, rành mạch.
– Đọc nhiều sách thay vì chỉ đọc các bài đọc trong sách để mở mang vốn từ vựng.
Nói chung là bạn có thời gian, không cần phải vội vã quá. Lúc ôn thi thì bạn còn học kĩ được chứ, lúc thi rồi chẳng còn cơ hội ngồi học từ mới nữa đâu. Học kĩ vào nhé.
- Take it easy (Tự dịch đi, đợi người ta dịch cho à?)
Trong ‘Good Will Hunting’, Will bảo là: Beethoven hay là Mozart khi nhìn thấy chiếc đàn piano thì họ cứ chơi thôi, họ đơn giản là chơi với nó. Nhưng nếu một người nhìn vào chiếc piano mà thấy toàn những mẩu gỗ với những giai điệu khác nhau khó nhớ, thì ngay từ phút đầu tiên họ đã chán piano rồi. Ý là các bạn đừng đè nặng áp lực lên vai mình làm gì cho mệt, học, nếu mệt thì nghỉ ngơi, xem 2 broke girls để thấy mình nghèo như nào rồi lại có động lực học IELTS tiếp để mai sau còn giàu.
Nếu không có tí tẹo tèo teo hứng nào học thì mở máy tính ra, truy cập vào blog conhocgioi, đọc bài viết của mình về “The Official Cambridge Guide to IELTS” rồi cứ ngỡ là “The Official Cambridge Guide to Money”, lại có hứng học IELTS ngay. Mình đùa thôi, vì biết là mau chán, dễ bỏ cuộc nên là mình đã viết chiếc tip trên kia, là hãy chia nhỏ công việc mà bạn phải làm ra nha. Như thế sẽ dễ dàng cho bạn hơn.
- Remember to review it. (Nhớ xem lại)
Làm xong, làm ơn tẩy hết sạch đi và đợi khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau làm lại lần nữa. Trong khoảng thời gian đấy nhớ làm cuốn sách khác ngay và luôn, rõ chưa? 2020 rồi, nói KHÔNG với sự trì hoãn đi làm ơn. Nói thế thôi chứ mình còn một bài về Listening hứa viết với một bạn abc nào đó mà đã viết đâu. Tại mình muốn tăng lên hẳn một tầng cao mới rồi chia sẻ chi tiết *just kidding*.
- Google-image the new words (Tra từ bằng Google hình ảnh)
Cách để nhớ từ vựng lâu hơn ý mà, mình bonus. Anyway, các bạn có thể có thêm một cuốn nhật ký kè kè bên mình, viết truyện vớ vẩn từ Đông sang Tây, từ trên trời xuống dưới biển như của Diary of a Wimpy Kid để review từ mới.
Tất cả những gì bạn phải làm là make a list các từ mới mà bạn cần học, viết nó vào nhật ký bằng kiểu học Do Thái, rồi tra cách đọc của nó nếu không chắc. Nếu bạn nào tiếng Anh chắc rồi thì viết tất bằng tiếng Anh cũng được, chả cần Do Thái làm gì cho mệt. Còn đối với những người không biết học kiểu Do Thái là gì ý hử? Tớ sẽ kill cậu nếu cậu don’t know đó nha. Đó. Chính nó đó.
Mình lazy rồi, bye các cậu nhé. 2020 siêu tuyệt cú meow và đừng quên like và share bài viết này. Comment nếu muốn góp ý và ủng hộ blog conhocgioi.com để chúng mình ra thêm nhiều thật nhiều more and more bài viết hay nữa nhé. Bye bye!
>>> Link xem giá sách tại đây 🙂
9ielts.com
mình đang phân vân giữa cuốn này và cuốn của Barron ấy:( nếu được ad review cuốn của Bareon được k ạ
Bạn viết có giọng văn thân thiện quá. Hic đọc mà vừa thấy dễ thương mà vừa thấy hơi nhột 🙂