Giáo dục sớm theo phương pháp Montessori mới du nhập vào Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây nhưng ngày càng phát triển mạnh. Phương pháp này hiện được nhiều phụ huynh quan tâm khi chọn phương pháp giáo dục và chọn trường cho con. Montessori được đánh giá đem lại hiệu quả cao dành cho các bé trước độ tuổi tiểu học (dưới 6 tuổi).
Vậy, phương pháp Montessori là gì, có gì mới, vượt trội hơn so với phương pháp giáo dục truyền thống và những phương pháp giáo dục khác?
Cùng Làm mẹ tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm này.
Theo những gì mà con học giởi đã chia sẻ ở phần trước : “Điều thú vị nhất ở Montessori là cho ra một em bé hạnh phúc. Hai từ hạnh phúc là đủ kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Trong Montessori rất linh động, hình ảnh, màu sắc không quá màu mè để trẻ tập trung.”
Con học giỏi cũng đưa ra lời khuyên: “Các mẹ hãy hướng dẫn, lắng nghe con, để con chịu trách nhiệm với tất cả, với chính cơ thể con và kiên trì giải thích những điều sai của con, không nên chỉ trích.”
Vậy bên cạnh việc học ở lớp dưới sự hướng dẫn của cô giáo thì ở nhà, bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ học tập theo phương pháp này như thế nào?
Xin gợi ý với các vị phụ huynh một số hoạt động đơn giản cha mẹ có thể hướng dẫn con trẻ ngay tại nhà nhằm mục đích phát triển các kĩ năng về tay, chân cũng như trí óc. Đồng thời các bé sẽ hiểu được nguyên lý hoạt động của những đồ vật ở thế giới xung quanh.
- Trải Và Cuộc Thảm ( bé từ 2,5 tuổi trở lên)
Dụng cụ
Thảm nhỏ khoảng 60×40
* Thực hiện
Trải thảm: Cầm thảm bằng hai tay, một tay trên một tay dưới theo chiều thẳng đứng. Ngồi quỳ hay ngồi lên hai chân bắt chéo phía sau. Nhẹ nhàng trải thảm lên sàn nhà dùng hai bàn tay để đẩy ra, vừa đẩy vừa vuốt cho thảm được phẳng.
Cuộn thảm: Dùng tay phải bắt đầu tạo nếp gấp khoảng 3cm rồi dùng hai tay cùng cuộn thảm. Khi cuộn nhớ cuộn từ từ sao cho hai đầu cuộn của thảm đều và không bị thừa ra ngoài và cuộn thật chặt cho đến khi cuộn xong. Sau khi cuộn xong nên cầm thảm bằng hai tay theo chiều thẳng đứng và cất về chỗ cũ.
* Mục đích
Phát triển tính kiên trì, phối hợp của mắt và tay, tự chủ, học được cách cuộn. Biết cách làm việc theo trình tự.
2. Bưng Bê (Trẻ từ 3 – 6 tuổi)
*Dụng cụ
Khay, một vài đồ vật linh tinh
*Hướng dẫn
Hai tay bưng khay một cách cân bằng, nhẹ nhàng nhấc khay lên sao cho các đồ vật phía trên không bị đổ. Thực hiện động tác một cách thong thả và càng ít tiếng động càng tốt. Bê khay đặt ra một vị trí khác, khi đi nhớ tránh người và đồ vật khác. Khi đặt khay nên nhẹ nhàng để tránh tiếng động.
* Mục đích
Dạy bé phối hợp nhịp nhàng, độc lập và tập trung khi làm việc. Phát triển sự chính xác và chú tâm khi bưng bê đồ vật, đồng thời làm một cách nhẹ nhàng.
3. Xúc hạt từ bát này sang bát khác (Trẻ từ 2,5 tuổi trở lên)
* Dụng cụ
Thảm, khay đựng hai bát con và thìa xúc cơm, một bát con đựng hạt đậu, một bát trống.
* Thực hiện
Hướng dẫn trẻ tay phải cầm thìa bằng ba ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái. Xúc hạt từ trái qua phải. Chú ý không gây tiếng động. Khi xúc xong mới nhặt các hạt rơi vãi vào bát mình vừa xúc hạt sang.Tiếp tục, xúc chuyển hạt lại vào bát cũ.
* Mục đích
Phát triển tính ngăn nắp, sự tập trung, kỹ năng vận động khéo léo của cổ tay và các ngón tay, cơ tay chuẩn bị cho khâu cầm bút. Phối hợp giữa tay và mắt. Cho bé tập khái niệm từ trái qua phải.
4. Rót nước
* Dụng cụ
Khay, hai bình rót nước, khăn lau
* Hướng dẫn
Bình có nước được để phía trái của bình không có nước. Hai vòi đặt đối diện nhau. Hướng dẫn trẻ tay phải cầm bình nước bằng các ngón tay chủ đạo. Các ngón tay trái đỡ dưới vòi nước.
Bắt đầu rót nước từ từ, chầm chậm sang bình trống, không có nước. Chú ý sao cho vòi nước không chạm vào miệng bình kia.
Khi đã rót xong đặt lại bình về chỗ cũ, lấy khăn thấm nước bắn ra ngoài.
Để hoàn thành, rót lại nước về bình ban đầu và nhớ thấm nước sau khi rót xong.
5. Mở và đóng khóa (Trẻ từ 2 tuổi)
* Dụng cụ:
1 ổ khóa và vài chiếc chìa khóa khác nhau
* Hướng dẫn:
Chỉ cho con bạn cách lựa chọn chiếc chìa khóa phù hợp và tra vào ổ để mở. Khuyến khích bé thực hiện.
Tương tự với cách đóng khóa lại.
Thưa các mẹ, trên đây là 5 bài tập cơ bản nhất để giúp trẻ thực hành phương pháp Montessori tại nhà. Ngoài ra, các mẹ có thể giúp trẻ thực hành với nhiều bài tập khác để giúp trẻ phát triển toàn diện các giác quan của mình.
Để làm được một cách đúng đắn và hiệu quả nhất, con học giỏi xin mời các mẹ tham khảo khóa học “Thực hành phương pháp Montessori tại nhà” của cô Lưu Tố Mai, giáo viên Montessori quốc tế để có kiến thức và kinh nghiệm hữu ích nhất khi nuôi dạy con cái các mẹ nhé:))
Mục lục
Khóa học Thực hành phương pháp Montessori tại nhà
Bạn sẽ học được gì từ khóa học “Thực hành phương Pháp Montessori tại nhà”.
- Giúp bố mẹ nắm vững các nguyên tắc, trình tự học, cách chuẩn bị môi trường học Montessori tại nhà
- Biết cách đưa giáo cụ vào quá trình dạy trẻ một cách hiệu quả
- Rèn luyện cho trẻ những phẩm chất quý giá ngay từ khi còn nhỏ: Lối sống trật tự, ngăn nắp, yêu thiên nhiên, giàu lòng trắc ẩn.
- Tăng cường tình cảm yêu thương, gắn kết giữa bố mẹ và trẻ thông qua quá trình học
Giới thiệu khóa học”Thực hành phương pháp Montessori tại nhà”
Nội dung khóa học
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH HOẠT ĐỘNG MONTESSORI TẠI NHÀ
Bài 0: Chuẩn bị khi tiến hành dạy trẻ
Bài 1: Các nguyên tắc của bài học Montessori
Bài 2: Các giai đoạn của một bài học
CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH MONTESSORI CẢM QUAN
Bài 3: Giới thiệu môn Montessori cảm quan
Bài 4: Thực hành Nhận biết chức năng của 5 giác quan
Bài 5: Thực hành sáng tạo và học phân số với hộp tam giác
Bài 6: Hướng dẫn làm thí nghiệm ” Quái vật trỗi dậy” và ” chổi ma thuật ”
Bài 7: Triết lý bình thường hóa
Bài 8: Triết lý Kỷ luật và tự do
CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH MONTESSORI KỸ NĂNG SỐNG
Bài 9: Giới thiệu môn Montessori Kỹ năng sống
Bài 10: Thực hành 1 số hoạt động đặc biệt, hấp dẫn cha mẹ có thể tự làm cho trẻ ở nhà
Bài 11: Thực hành nhận biết thời gian
CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH MONTESSORI VĂN HÓA- KHOA HỌC
Bài 12: Giới thiệu môn Montessori Văn hóa khoa học
Bài 13: Thực hành tìm hiểu thế giới thực vật
Bài 14: Thực hành tìm hiểu thế giới động vật
CHƯƠNG 5: THỰC HÀNH MONTESSORI TOÁN HỌC
Bài 15: Giới thiệu môn Montessori Toán học
Bài 16: Thực hành với bảng nhân, bảng chia với hạt
Bài 17: Thực hành làm phép tính với Tem số
CHƯƠNG 6: THỰC HÀNH MONTESSORI ĐỊA LÝ
Bài 18: Giới thiệu môn Montessori Địa lý
Bài 19: Thực hành nhận viết các châu lục với Bản đồ ghép hình
Bài 20: Thực hành phân loại các dạng địa hình
Bài 21: Cắm cờ các quốc gia trên bản đồ thế giới
Trắc nghiệm cuối khóa
Tiểu luận cuối khóa
Các khóa học liên quan
Đánh giá và góp ý khóa học
Thông tin giảng viên
- 5.0
- 4.0
- 3.0
[…] Thực hành phương pháp Montessori tại nhà. […]