Bố mẹ của những đứa trẻ thông minh, thành đạt thường làm 10 điều này
GÓC CHIA SẺ

Bố mẹ của những đứa trẻ thông minh, thành đạt thường làm 10 điều này

Chắc hẳn bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng muốn con cái mình thành công trong cuộc sống. Nhưng đó vẫn chỉ là mong ước, còn làm thế nào để biến ước mơ này thành hiện thực lại là việc hoàn toàn khác.

Nuôi dạy con cái là một quá trình rất dài, phức tạp và không có công thức để tạo nên đứa trẻ thành công, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra một số điểm chung ở những cha mẹ có con thành công.

Bố mẹ của những đứa trẻ thông minh, thành đạt thường làm 10 điều này!

Không mấy bất ngờ khi điều đó có liên quan nhiều tới cha mẹ chúng. Dưới đây là 10 điểm chung của cha mẹ những đứa trẻ thành công, nếu bạn muốn con mình nên người, hãy cố gắng làm theo nhé!

1. Trẻ thường được phân công việc nhà

Nghiên cứu cho thấy những trẻ em được phân công việc nhà thường có ý thức trách nhiệm, tự chủ và làm chủ hơn so với những đứa trẻ khác.

Julie Lythcott-Haims, cựu hiệu trưởng trường Đại học Stanford và cũng là tác giả của cuốn sách “How to Raise an Adult – Làm thế nào để nuôi một người lớn“, nói rằng những đứa trẻ thường xuyên làm việc nhà khi lớn lên sẽ là những đồng nghiệp sẵn sàng hợp tác và có thể hoàn thành nhiệm vụ với những sự hỗ trợ tối thiểu.

2. Thiết lập kỳ vọng cao

Thiết lập kỳ vọng cao

Việc thiết lập kỳ vọng cao một cách thực tế là điều kiện cần thiết để nuôi dạy con cái thành công. Thường xuyên còn hơn không bao giờ, trẻ em cần được tăng dần mức độ kỳ vọng đặt ra cho chúng.

Bí quyết ở đây là: các bậc cha mẹ nên đưa ra những mốc đủ cao để con mình phải gắng sức đạt được, ở mức đủ cao mà trẻ của bạn phải căng ra cố gắng, nhưng giữ trong mức giới hạn để con có thể đạt được.

3. Phát triển kỹ năng đối phó tốt

Trẻ em cần phải được dạy cách quản lý cơn giận, trì hoãn sự hài lòng và xử lý mâu thuẫn một cách đúng đắn để đạt được thành công. Nếu cha mẹ thiếu chiến lược dạy trẻ đối phó đúng đắn có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và hạnh phúc ở trẻ về sau.

4. Chuẩn bị cho con trường hợp thất bại

Chuẩn bị cho con trường hợp thất bại

Công việc của cha mẹ là quản lý và giảm thiểu rủi ro chứ không phải loại bỏ nó. Làm cha mẹ thành công tức bạn phải hiểu rằng, thất bại là một phần quan trọng của thành công.

Mặc dù điều này nghe có vẻ vô lý nhưng các nghiên cứu khẳng định đó là đúng đắn. Hãy chuẩn bị sẵn những khả năng cho con thất bại – điều khó khăn với hầu hết các bậc phụ huynh nhưng lại là điều cần thiết. Thất bại sẽ là thành công trong việc hỗ trợ quá trình phát triển nhân cách và khả năng phục hồi của con bạn.

5. Phát triển kỹ năng xã hội

Trong thế giới hiện nay, kỹ năng xã hội cũng quan trọng như trí tuệ thông minh vậy. Một nghiên cứu kéo dài 20 năm, thực hiện theo dõi 700 đứa trẻ phát hiện ra rằng những trẻ phát triển kỹ năng xã hội tốt có nhiều khả năng lấy được tấm bằng đại học và có công việc toàn thời gian khi bước sang tuổi 25 so với những đứa trẻ khác.

Chính vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo con mình có thể hợp tác trong mối quan hệ có lợi giữa hai bên; sẵn sàng giúp đỡ và biết thông cảm với mọi người xung quanh.

6. Thời gian chất lượng nên được chú ý hàng đầu trong sự phát triển của trẻ

 Thời gian chất lượng được chú ý hàng đầu trong sự phát triển của trẻ

Số thời gian cha mẹ dành ra cho trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 11 có thể dự đoán được hành vi, hạnh phúc hoặc thành tựu của con sau này. Đó là thời gian chất lượng mà chúng ta đang nói đến. Quát mắng không phải là cách tiếp cận tốt dành cho tất cả trẻ. Cha mẹ nên biết cách làm thế nào để giữ cho môi trường tương tác giữa bố mẹ – con cái hấp dẫn và kích thích nhưng không căng thẳng.

7. Xây dựng sự kiên trì và “sức chịu đựng” ở trẻ

Khuyến khích trẻ học cách kiên nhẫn với khó khăn, thử thách hay những vấn đề khó chịu sẽ giúp con dễ thành công trong cuộc sống sau này. Những khó khăn trong việc xây dựng quan điểm “mình có thể làm” rất quan trọng với trẻ để có vị trí tốt trước khi bước vào tuổi trưởng thành.

Một đứa trẻ thiếu “tinh thần chiến đấu” sẽ ít có khả năng phát triển đặc tính này về sau, cũng như thiếu sự cam kết, khả năng xử lý tình huống và nỗ lực bền bỉ lâu dài.

8. Hỗ trợ trẻ trong việc phát triển ý thức tự lập mạnh mẽ

Hỗ trợ trẻ trong việc phát triển ý thức tự lập mạnh mẽ

Để thực hiện điều này, cha mẹ cần phải có sự cân bằng trong dạy dỗ. Nếu cha mẹ quá bao bọc con cái sẽ gây cản trở tính độc lập, trong khi quá dễ dãi lại cướp đi cơ hội con được học về sự liêm chính, định hướng, cam kết và khả năng tập trung. Trẻ em cần được giúp đỡ để có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu riêng, sở thích và những gì chúng không thích.

9. Đề ra mục tiêu cuối cùng

Đề ra mục tiêu cuối cùng

Hầu hết cha mẹ đều có tư duy đối phó với tình hình hiện tại, có được sự kiểm soát càng sớm càng tốt và tìm kiếm các giải pháp nhanh nhất. Chúng ta muốn con mình trưởng thành như thế nào, chúng ta nên cố gắng chu đáo hơn trong cách dạy con.

Cố gắng tạm dừng và tận dụng khoảnh khắc có thể dạy con qua một số hành vi nhất định mà bản thân cha mẹ có thể làm mẫu. Nếu cha mẹ là người biết lắng nghe, quan tâm tới con cái, chúng sẽ coi trọng cha mẹ hơn khi trưởng thành và đôi khi có một sự nghiệp thành công hơn.

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy sự quan tâm của cha mẹ trong 3 năm đầu của trẻ giúp chúng phát triển tốt hơn khi trưởng thành đồng thời có những thành tựu lớn hơn khi trẻ bước sang tuổi 30.

Sự quan tâm của cha mẹ khi con còn nhỏ sẽ hình thành cho chúng một bệ đỡ vững chắc, giúp bảo vệ con cái khỏi những hiểm nguy và giúp chúng tự do khám phá thế giới.

10. Thực hành 3 quy tắc nuôi dạy con thành công: Kiên định, Công bằng và Thân thiết

Thực hành 3 quy tắc nuôi dạy con thành công: Kiên định, Công bằng và Thân thiết

Những hành động sai của trẻ cần phải được nhắc nhở rõ ràng và hình phạt phải phù hợp với các vi phạm. Các hình phạt khắc nghiệt không cần thiết và không phù hợp với những kỹ thuật đã đề cập ở trên. Mặc dù con phạm sai lầm nhưng bố mẹ cũng cần giữ thái độ cởi mở và thân thiết trong khi vẫn giữ giọng nói nghiêm khắc.

Xem thêm: 12 bí quyết đơn giản để trở thành một người cha tốt

Chúc các bạn vui vẻ!

Để lại bình luận

avatar
100

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  Subscribe  
Notify of